Kinh ngạc, xác người còn nguyên vẹn suốt 2.200 năm

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được tổng cộng 6 xác người muối có niên đại khoảng 2.200 năm trước. Điều đặc biệt là các thi thể này nguyên vẹn đến mức hoàn hảo.

Kinh ngạc, xác người còn nguyên vẹn suốt 2.200 năm
Chehrabad là một mỏ muối ngầm khổng lồ nằm ở phía Tây thành phố Zanjan, miền Bắc đất nước Iran. Khu mỏ này đã được con người phát hiện và khai thác từ hàng ngàn năm trước để cung cấp cho cư dân của cả một vùng rộng lớn không giáp biển, và trữ lượng của nó mãi cho đến ngày nay vẫn chưa hề suy giảm.
Trong một lần khai thác muối ngầm vào năm 1994, các thợ mỏ phát hiện một thủ cấp người. Mặc dù phần thân xác người này có từ thời tiền sử, tuy nhiên, chính lượng muối khô ở đây đã bảo quản nó một cách hoàn hảo, đến mức ngay cả khuyên tai vàng cũng giữ nguyên màu sắc vốn có. Ngoài ra, phần tóc và ria mép của thủ cấp cũng không hề phân hóa.
Phần thủ cấp và chân người được tìm thấy trong hang động muối. Ảnh: Ensie & Matthias
Phần thủ cấp và chân người được tìm thấy trong hang động muối. Ảnh: Ensie & Matthias 
 Sau khi tiến hành khai quật khu vực này sâu hơn với hy vọng tìm kiếm đủ thân xác, các nhà khảo cổ phát hiện thêm một chân đi giày da còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, còn có 3 dao sắt, một bộ quần áo len, một cây kim bạc, một sợi dây, một phần dây da, đá mài, quả óc chó, một số mảnh gốm, vải dệt và vài khúc xương gãy.
Năm 2004, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện thêm một thi thể khác cũng tại đây. Đến lúc này, họ mới chính thức tiến hành một cuộc khai quật có quy mô. Tiếp đến là một xác ướp khác vào năm 2005 rồi một năm sau là xác ướp của một cậu thiếu niên vào năm 2006. Lần lượt có đến 6 xác ướp đã được phát hiện tại các hầm muối nơi đây.
Tất cả các “người muối” đều có niên đại khoảng 2.200 năm trước, thời điểm trị vì của Đế quốc Ba Tư đầu tiên, Achaemenids. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ, tất cả những xác ướp đều là nạn nhân của chính mỏ muối mặn này.
Nhờ việc các xác ướp và đồ dùng được bảo quản tốt, các nhà khoa học dễ dàng hơn trong việc tiến hành nghiên cứu. Điển hình là việc họ phát hiện bên trong cơ thể một xác ướp có trứng sán dây ký sinh, chứng tỏ người này từng ăn thịt sống. Đây được coi là trường hợp đầu tiên phát hiện ký sinh trùng đường ruột ở Iran cổ đại cũng như trong khu vực. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện trên hốc mắt của người này có một vết nứt, chứng tỏ trước khi chết từng chịu đựng một cú đấm mạnh.
Liên quan đến những "người muối", một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian lại liên tưởng ngoại hình khá kì dị của những “người muối” này với các nhân vật thần thoại cổ xưa. Người ta cho rằng những xác ướp này có thể là nguồn gốc của “thần rừng Satyrs” được miêu tả trong thần thoại của Hy Lạp và La Mã.
Được biết, 4 xác ướp đầu tiên đã được khai quật và chuyển giao cho Bảo tàng Khảo cổ học Zanjan. Xác ướp thứ 5 do Bảo tàng quốc gia Iran cất giữ. Những xác ướp này hiện vẫn đang được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng tự do.
Tuy nhiên “người muối” cuối cùng hiện vẫn đang còn nguyên vị, một nửa cơ thể mắc kẹt trong lớp muối kết tinh cứng rắn.
Năm 2008, Bộ Công nghiệp và Khai mỏ Iran đã hủy giấy phép khai thác tại mỏ muối Chehrabad và tuyên bố khu vực này là một trung tâm nghiên cứu khảo cổ học. Hiện nay các hoạt động tìm kiếm khai quật vẫn đang được tiến hành với hi vọng sẽ tìm thấy những “người muối” khác.

9 khám phá khảo cổ kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người

Trong ngành khảo cổ học, có những câu chuyện và bí mật thú vị, kỳ lạ đằng sau những cổ vật được phát hiện ở những nơi khác nhau trên Trái Đất từ những thế kỉ trước.

9 khám phá khảo cổ kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người
9 kham pha khao co ky la nhat trong lich su loai nguoi
 1.Thành cổ Troia
Thành phố Troia là thành phố nổi tiếng trong thế giới lịch sử, huyền thoại và cổ vật nằm ở phía Tây Bắc Anatolia. Năm 1865, nhà khảo cổ người Anh Frank Calvert đã đào một cái rãnh ở một cánh đồng ông mua từ các trang trại ở Hesserlik. Tới năm 1868, Heinrich Schleiman, một nhà kinh doanh và nhà khảo cổ người Đức, cũng bắt đầu khai quật ở đây. Cuối cùng, Calvert đã tìm ra thành phố này từ khu vực này. Thành Troia đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1998.

Đây là những phát hiện khoa học vĩ đại năm 2017

Nhiều phát hiện khoa học khảo cổ bao gồm các di tích vĩ đại mà nhân loại chưa từng biết đến, những cách mai táng kỳ lạ... đã được ghi nhận trong năm 2017.

Đây là những phát hiện khoa học vĩ đại năm 2017
1. Di tích 7.000 năm được phát hiện nhờ… Google Earth. Sau khi báo chí đưa tin về một quần thể kiến trúc kỳ lạ được thể hiện qua các hình ảnh Google Earth, chính phủ Ả Rập Saudi đã mời các nhà khảo cổ học chụp ảnh trên không và nghiên cứu về di tích này. Cụm kiến trúc bao gồm 400 cấu trúc có dạng cổng hoặc một căn phòng chữ nhật bằng đá, tường thấp hoặc không nóc. Chiều dài mỗi cấu trúc trúc khoảng 13-518 m, được cho là xây dựng với mục đích tôn giáo, nằm bên rìa núi lửa, lẫn trong những mảng nham thạch cổ xưa.

 1. Di tích 7.000 năm được phát hiện nhờ… Google Earth.

 Sau khi báo chí đưa tin về một quần thể kiến trúc kỳ lạ được thể hiện qua các hình ảnh Google Earth, chính phủ Ả Rập Saudi đã mời các nhà khảo cổ học chụp ảnh trên không và nghiên cứu về di tích này. Cụm kiến trúc bao gồm 400 cấu trúc có dạng cổng hoặc một căn phòng chữ nhật bằng đá, tường thấp hoặc không nóc. Chiều dài mỗi cấu trúc trúc khoảng 13-518 m, được cho là xây dựng với mục đích tôn giáo, nằm bên rìa núi lửa, lẫn trong những mảng nham thạch cổ xưa. 

Nhặt “rác” trên biển, không ngờ là vật cổ nhất thế giới

Tonya Illman và chồng Kym Illman tìm thấy lá thư 132 năm tuổi khi đang đi dạo bờ biển ở đảo Wedge. Khi nhìn thấy cái chai, Tonya chỉ nghĩ đó là món đồ cũ nhưng ai ngờ đó là vật cổ nhất thế giới. 

Nhặt “rác” trên biển, không ngờ là vật cổ nhất thế giới
Lá thư trong chai cổ nhất thế giới vừa được hai người dân Úc tìm thấy, tờ New York Post đưa tin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới