Hành tinh tối được đề cập có tên WASP-104b, là một loại hành tinh được gọi là "sao Mộc nóng".
Sở dĩ hành tinh mới lạ này được gọi là sao Mộc nóng vì cũng là dạng hành tinh khí khổng lồ cỡ sao Mộc, tồn tại rất gần sao chủ, quay quanh một vòng quỹ đạo mất hết 10 ngày.
Bởi vì sự gần gũi với sao chủ nên hành tinh này cũng cực kỳ nóng.
Nguồn ảnh: Phys. |
Hầu hết các hành tinh khí thường hấp thụ khoảng 40 phần trăm của ánh sáng sao đến với chúng.
Nhưng đôi khi, các nhà thiên văn học sẽ tìm ra một hành tinh tối hơn cả - giống như WASP-12b, năm ngoái được phát hiện hấp thụ ít nhất 94% ánh sáng chạm vào nó.
Và nay WASP-104b được phát hiện, thậm chí còn tối đen hơn. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Keele ở Anh, nó hấp thụ hơn 97 đến 99% ánh sáng.
Mời quý vị xem video: Hiện tượng kỳ lạ, không tưởng trên các hành tinh khác
Lý do cho bóng tối dày đặc của WASP-104b có thể liên quan đến sự gần gũi của hành tinh này với ngôi sao chủ của nó, một ngôi sao lùn màu vàng cách chúng ta khoảng 466 năm ánh sáng, trong chòm sao Leo.
Giống như hầu hết sao Mộc nóng, WASP-104b bị khóa kín, có nghĩa là một bên luôn đối mặt với ngôi sao chủ của nó.
Vì vậy, WASP-104B có một bên là ngày vĩnh viễn và một bên là đêm vĩnh viễn - và nó rất gần với ngôi sao, ở một khoảng cách khoảng 4,3 triệu km (2,6 triệu dặm).