Kinh ngạc ba cụm sao mở mới trong thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Gaia của ESA, các nhà thiên văn học Brazil phát hiện ba cụm sao mới trong thiên hà Milky Way, nằm cách Trái đất khoảng 4.900 năm ánh sáng.

Kinh ngạc ba cụm sao mở mới trong thiên hà Milky Way

Cụ thể, các cụm sao được chỉ định là UFMG 1, UFMG 2 và UFMG 3, tất cả đã được tìm thấy trong nhánh Sagittarius của thiên hà Milky Way.

Các cụm sao mở này được hình thành từ cùng một đám mây phân tử khổng lồ, có liên kết lỏng lẻo với nhau.

Cho đến nay, có hơn 1.000 trong số các cụm sao đã được phát hiện ở thiên hà Milky Way và các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm nhiều hơn nữa.

Kinh ngac ba cum sao mo moi trong thien ha Milky Way
 Nguồn ảnh: Phys.

Một nhóm các nhà thiên văn học do Filipe A. Ferreira thuộc Đại học Liên bang Minas Gerais ở Belo Horizonte, Brazil báo cáo việc đã xác định được bộ ba cụm sao mở mới trong nhánh Sagittarius.

"Chúng tôi phát hiện tình cờ ba cụm sao mở mới, được đặt tên là UFMG 1, UFMG 2 và UFMG 3 nằm bên trong cụm sao lớn tuổi NGC 5999, bằng cách sử dụng dữ liệu Gaia DR2”.

Các cụm sao mới được xác định nằm cách Trái đất khoảng 4.900 năm ánh sáng và chứa ít nhất vài trăm ngôi sao có kích cỡ bằng Mặt trời. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, các cụm sao này có độ tuổi từ 0,1 đến 1,4 tỷ năm.

Theo bài báo, UFMG 1, UFMG 2 và UFMG 3 có giới hạn bán kính lần lượt là 20,5; 15,6 và 19,5 năm ánh sáng.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học lưu ý cụm sao UFMG 3 nằm ở vị trí gần hai cụm sao cũng được biết đến trước đó là Majaess 166 và Teutsch 81. 

Mời quý vị xem video: Khám phá vũ trụ bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về cụm sao hình cầu cổ của vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA để đo chính xác khoảng cách đến một trong những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ, một bộ sưu tập các cụm sao hình cầu.

Khám phá sửng sốt về cụm sao hình cầu cổ của vũ trụ
Phương pháp đo khoảng cách mới, tinh tế này cung cấp một ước tính độc lập về tuổi của vũ trụ. Các phép đo mới cũng sẽ giúp các nhà thiên văn học cải tiến các mô hình tiến hóa sao.
Các cụm sao là thành phần quan trọng trong các mô hình sao bởi vì các ngôi sao trong mỗi nhóm ở cùng một khoảng cách, có cùng độ tuổi và có cùng thành phần hóa học. Do đó chúng tạo thành một quần thể sao quan trọng rất đáng để nghiên cứu.

Thông tin thú vị về cụm sao bầy vịt hoang dã

(Kiến Thức) - Một cụm sao Wild Duck Cluster tạm dịch là bầy vịt hoang dã bất ngờ được Kính viễn vọng Hubble, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ ( NASA) quan sát, cung cấp nhiều thông tin thú vị.

Thông tin thú vị về cụm sao bầy vịt hoang dã
Theo đó, cụm sao bầy vịt hoang dã là một cụm sao lâu đời của vũ trụ, quy tụ tới 2.900 ngôi sao hoạt động dạng quây quần như đàn vịt. Đông nhất là ở phần trung tâm của cụm sao.
Các cụm sao nhỏ trong cụm sao bầy vịt hoang dã này chứa hàng ngàn ngôi sao, mà các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng, chúng được hình thành từ những đám mây phân tử khổng lồ.

Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm trong thiên hà NGC 3319 được phát hiện gây xôn xao giới khoa học. Đó là một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ, tác động lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

Các nhà thiên văn học Trung Quốc báo cáo những phát hiện mới về khu vực trung tâm của một thiên hà có tên là NGC 3319 cách Trái Đất khoảng 47 triệu năm ánh sáng.

Ở khu vực thiên hà NGC 3319, họ đã tìm thấy có một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới