Kinh hãi sức mạnh “trên trời rơi xuống” của Không quân Liên Xô

Kinh hãi sức mạnh “trên trời rơi xuống” của Không quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Tính đến hết Chiến tranh Lạnh, Liên Xô là quốc gia sở hữu số lượng máy bay ném bom  chiến lược lớn nhất thế giới với ít nhất 5 mẫu khác nhau, trong khi đó con số này của Mỹ chỉ có một.

Đầu tiên là máy bay ném bom Tupolev Tu-16 mang hiệu NATO là "Badger". Đây là loại máy bay ném bom phản lực cận âm hai động cơ đầu tiên của  Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: WarHistory.
Đầu tiên là máy bay ném bom Tupolev Tu-16 mang hiệu NATO là "Badger". Đây là loại máy bay ném bom phản lực cận âm hai động cơ đầu tiên của Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: WarHistory.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 1954, máy bay ném bom Tu-16 đã phục vụ trong Không quân Liên Xô tới năm 1993 thì bị loại biên. Tuy nhiên tới nay không quân rất nhiều nước vẫn sử dụng loại máy bay này, bao gồm cả phiên bản H-6K do Trung Quốc tự sản xuất thực chất cũng chỉ là Tu-16 đổi tên. Nguồn ảnh: WarHistory.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 1954, máy bay ném bom Tu-16 đã phục vụ trong Không quân Liên Xô tới năm 1993 thì bị loại biên. Tuy nhiên tới nay không quân rất nhiều nước vẫn sử dụng loại máy bay này, bao gồm cả phiên bản H-6K do Trung Quốc tự sản xuất thực chất cũng chỉ là Tu-16 đổi tên. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời vào thời kỳ tên lửa lên ngôi, máy bay ném bom Tu-16 cũng rất nhanh chóng được cải biên để có thể sử dụng để triển khai được tên lửa hành trình. Trước đó, Tu-16 chỉ thích hợp với việc ném bom rơi tự do không dẫn đường. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời vào thời kỳ tên lửa lên ngôi, máy bay ném bom Tu-16 cũng rất nhanh chóng được cải biên để có thể sử dụng để triển khai được tên lửa hành trình. Trước đó, Tu-16 chỉ thích hợp với việc ném bom rơi tự do không dẫn đường. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tiếp đến là loại Tupolev Tu-22. Mặc dù mang tên Tu-22 nhưng nó khác hoàn toàn phiên bản Tu-22M ra đời sau này. Đây là loại máy bay ném bom hạng trung, được lần đầu bay thử vào năm 1959. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tiếp đến là loại Tupolev Tu-22. Mặc dù mang tên Tu-22 nhưng nó khác hoàn toàn phiên bản Tu-22M ra đời sau này. Đây là loại máy bay ném bom hạng trung, được lần đầu bay thử vào năm 1959. Nguồn ảnh: WarHistory.
Kiểu dáng của Tu-22 là rất độc đáo với hai động cơ được đặt ở cánh đuôi phía sau. Loại máy bay này cũng có khả năng triển khai tên lửa hành trình và có thể sử dụng được như một máy bay do thám. Nguồn ảnh: WarHistory.
Kiểu dáng của Tu-22 là rất độc đáo với hai động cơ được đặt ở cánh đuôi phía sau. Loại máy bay này cũng có khả năng triển khai tên lửa hành trình và có thể sử dụng được như một máy bay do thám. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng có khoảng 311 chiếc Tu-22 từng được sản xuất, phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Iraq, Libya và Ukraine. Tới năm 2000 vừa rồi, những chiếc Tu-22 cuối cùng mới được về hưu ở Libya. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng có khoảng 311 chiếc Tu-22 từng được sản xuất, phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Iraq, Libya và Ukraine. Tới năm 2000 vừa rồi, những chiếc Tu-22 cuối cùng mới được về hưu ở Libya. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời từ năm 1952 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1956, máy bay ném bom Tupolev Tu-95 của Liên Xô mới chính là loại máy bay ném bom tạo nên "thương hiệu" của nước này khi nó được dự kiến sẽ phục vụ Không quân Nga tới tận năm... 2040 tới đây. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời từ năm 1952 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1956, máy bay ném bom Tupolev Tu-95 của Liên Xô mới chính là loại máy bay ném bom tạo nên "thương hiệu" của nước này khi nó được dự kiến sẽ phục vụ Không quân Nga tới tận năm... 2040 tới đây. Nguồn ảnh: WarHistory.
Được trang bị 4 động cơ cánh quạt, điểm đặc biệt của Tu-95 đó là các động cơ của nó có tới 2 cánh quạt, quay theo hai hướng khác nhau. Đây hiện là loại máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất còn đang hoạt động trên thế giới với tốc độ tối đa chúng có thể đạt được lên tới 975 km/h. Nguồn ảnh: WarHistory.
Được trang bị 4 động cơ cánh quạt, điểm đặc biệt của Tu-95 đó là các động cơ của nó có tới 2 cánh quạt, quay theo hai hướng khác nhau. Đây hiện là loại máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất còn đang hoạt động trên thế giới với tốc độ tối đa chúng có thể đạt được lên tới 975 km/h. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tu-95 có thể mang theo tối đa tới 15 tấn vũ khí các loại bao gồm các loại bom, tên lửa,... Nhận xét một cách khách quan, có thể coi Tu-95 là phiên bản B-52 do Moscow sở hữu khi nó có thể hoạt động đa năng không khác gì B-52 của phía Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tu-95 có thể mang theo tối đa tới 15 tấn vũ khí các loại bao gồm các loại bom, tên lửa,... Nhận xét một cách khách quan, có thể coi Tu-95 là phiên bản B-52 do Moscow sở hữu khi nó có thể hoạt động đa năng không khác gì B-52 của phía Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời từ năm 1969, Tu-22M được phát triển từ phiên bản Tu-22 nhưng có khác biệt rất lớn cả về thiết kế lẫn khả năng hoạt động. Tu-22M ra đời để trở thành một máy bay ném bom biển, có khả năng bay siêu thanh và tính năng cánh cụp cánh xoè. Nguồn ảnh: WarHistory.
Ra đời từ năm 1969, Tu-22M được phát triển từ phiên bản Tu-22 nhưng có khác biệt rất lớn cả về thiết kế lẫn khả năng hoạt động. Tu-22M ra đời để trở thành một máy bay ném bom biển, có khả năng bay siêu thanh và tính năng cánh cụp cánh xoè. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng đã có gần 500 chiếc Tu-22M được Liên Xô sản xuất trong thời gian từ năm 1967 tới năm 1997 trước khi dây chuyền sản xuất Tu-22M bị đóng cửa. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng đã có gần 500 chiếc Tu-22M được Liên Xô sản xuất trong thời gian từ năm 1967 tới năm 1997 trước khi dây chuyền sản xuất Tu-22M bị đóng cửa. Nguồn ảnh: WarHistory.
Điều đáng ngạc nhiên đó là ngoài Liên Xô, chỉ có duy nhất Ukraine được Moscow cho phép sở hữu loại máy bay này. Tới nay, Không quân Nga vẫn là lực lượng có số lượng Tu-22M đông nhất sau khi lực lượng này kế thừa lại di sản từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: WarHistory.
Điều đáng ngạc nhiên đó là ngoài Liên Xô, chỉ có duy nhất Ukraine được Moscow cho phép sở hữu loại máy bay này. Tới nay, Không quân Nga vẫn là lực lượng có số lượng Tu-22M đông nhất sau khi lực lượng này kế thừa lại di sản từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: WarHistory.
Cuối cùng, sẽ là cực kỳ thiếu sót khi không nhắc tới "Thiên Nga Trắng" Tupolev Tu-160. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, siêu âm, ra đời vào cuối thời Chiến tranh Lạnh và bắt đầu được sản xuất từ tháng 4/1987. Nguồn ảnh: WarHistory.
Cuối cùng, sẽ là cực kỳ thiếu sót khi không nhắc tới "Thiên Nga Trắng" Tupolev Tu-160. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, siêu âm, ra đời vào cuối thời Chiến tranh Lạnh và bắt đầu được sản xuất từ tháng 4/1987. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng Liên Xô và Nga từng sản xuất 36 chiếc máy bay ném bom chiến lược loại này với 29 chiếc sản xuất hàng loạt và 7 chiếc là bản thử nghiệm. Có tốc độ bay cao nhất lên tới Mach 2,05, đây có thể coi là loại máy bay ném bom bay nhanh nhất mà Liên Xô và Nga từng sở hữu. Nguồn ảnh: WarHistory.
Tổng cộng Liên Xô và Nga từng sản xuất 36 chiếc máy bay ném bom chiến lược loại này với 29 chiếc sản xuất hàng loạt và 7 chiếc là bản thử nghiệm. Có tốc độ bay cao nhất lên tới Mach 2,05, đây có thể coi là loại máy bay ném bom bay nhanh nhất mà Liên Xô và Nga từng sở hữu. Nguồn ảnh: WarHistory.
Kèm theo đó là khả năng mang theo tới 40 tấn bom, tên lửa và vũ khí các loại. Kinh hãi hơn, Nga hiện tại còn đang có kế hoạch hồi sinh dòng Tu-160 với phiên bản Tu-160M hiện đại hơn để cạnh tranh trong cuộc chạy đua máy bay ném bom chiến lược với Mỹ. Nguồn ảnh: WarHistory.
Kèm theo đó là khả năng mang theo tới 40 tấn bom, tên lửa và vũ khí các loại. Kinh hãi hơn, Nga hiện tại còn đang có kế hoạch hồi sinh dòng Tu-160 với phiên bản Tu-160M hiện đại hơn để cạnh tranh trong cuộc chạy đua máy bay ném bom chiến lược với Mỹ. Nguồn ảnh: WarHistory.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom Tu-160 nhanh nhất lịch sử thế giới của Nga.

GALLERY MỚI NHẤT