Kinh doanh trẻ sơ sinh-“những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Có những phụ nữ phải chạy chữa hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng nhằm “kiếm” một đứa con. Nhưng cũng lại có những người sẵn sàng đánh cược cả sinh mạng, tương lai của mình để kiếm tiền.

Kinh doanh trẻ sơ sinh-“những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Câu chuyện từ các điều tra viên, trinh sát và từ cả những người phụ nữ chuyên nhận “cấy phôi” để sinh em bé rồi bán thực sự khiến chúng ta phải day dứt.
400 triệu đồng cho một sinh linh
Tháng 8-2019, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đã khám phá một đường dây mang thai hộ với thủ đoạn tinh vi.
Qua nắm bắt thông tin từ quần chúng, cơ quan công an phát hiện trường hợp có dấu hiệu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Bệnh viện Bảo Sơn (địa chỉ tại phố Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa).
Sau khi tiếp nhận tin báo, Ban chỉ huy Công an quận Đống Đa đã chỉ đạo Đội Điều tra tổng hợp chủ trì xác lập chuyên án, phối hợp với Đội Hướng dẫn, điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội và Công an phường Láng Thượng tổ chức điều tra, làm rõ.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an xác định, đối tượng chính trong đường dây tổ chức “đẻ thuê” này là Phạm Thị Kim Dung (SN 1988 trú tại Văn Lâm, Hưng Yên). Dung là đối tượng có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản và hiện đang mang thai.
Qua thu thập tài liệu, chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa đã bắt giữ Phạm Thị Kim Dung. Tại cơ quan công an, đối tượng liên tục quanh co chối tội. Tuy nhiên, bằng các tài liệu, chứng cứ xác thực, Dung đã khai nhận toàn bộ vụ việc. Dung thường xuyên loanh quanh ở khu vực cổng các bệnh viện phụ sản, phòng khám hiếm muộn nên đối tượng biết nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc sinh sản và có nhu cầu tìm người mang thai hộ.
Dung đã vào các trang mạng xã hội, đăng vào các hội nhóm để tìm người nhận “đẻ thuê”. Những người phụ nữ được Dung chọn phải có sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn, cần tiền gấp để giải quyết công việc và thường là người ở các vùng sâu, vùng xa.
Kinh doanh tre so sinh-“nhung dieu trong thay ma dau don long” (67)
 Cơ quan Công an phối hợp bàn giao các cháu bé trong đường dây của Lan Anh cho Trung tâm bảo trợ trẻ em Hà Nội chăm sóc.
Tháng 4-2018, chị H. (là Việt kiều Đức) gặp khó khăn trong việc sinh con nên đã liên hệ với Dung tìm người mang thai hộ. Dung đồng ý và ra giá 400 triệu đồng. Trong đó, Dung chi trả cho người mang thai hộ 200 triệu đồng, số tiền còn lại đối tượng dùng để chi cho việc khám, nuôi dưỡng người mang thai và hưởng lợi.
Hai bên nhất trí với thỏa thuận và đến tháng 7-2018, Dung nhận phôi thai của vợ chồng chị H đến một bệnh viện thực hiện việc cấy phôi vào tử cung của người nhận “đẻ thuê”. Sau đó, Dung đưa người phụ nữ này về chăm sóc đến khi sinh nở và bàn giao đứa trẻ cho chị H.
Tuy nhiên, trong quá trình đến Bệnh viện Bảo Sơn để làm các thủ tục rút hồ sơ sinh đẻ, phục vụ cho việc đưa con về Đức, chị H bị phát hiện... Từ đầu mối này, cơ quan công an nhanh chóng lần ra đối tượng chính trong vụ việc chính là Dung. Ngoài vụ môi giới “đẻ thuê” này, Dung khai còn tổ chức mang thai hộ để hưởng lợi cho 5 trường hợp khác. Tổng số tiền Dung hưởng lợi từ việc tổ chức mang thai hộ khoảng 70 triệu đồng.
Một trong những cô gái được Dung chọn là Nguyễn Thị Q. (SN 1996, trú tại Bắc Giang). Q. sinh ra và lớn lên tại một vùng rừng núi của huyện Sơn Động, Bắc Giang. Ở đây, trừ một số nhà có điều kiện mới cho con đi học đại học, còn lại đa phần học hết phổ thông là đi làm thợ may, đi xuất khẩu lao động… Bản thân Q. cũng muốn ra ngoài làm việc để tích cóp một chút vốn, song gia đình khó khăn mà không xoay được chi phí ban đầu.
Kinh doanh tre so sinh-“nhung dieu trong thay ma dau don long” (67)-Hinh-2
Đối tượng Phạm Thị Kim Dung. 
Cuối năm 2017, thông qua một mối quan hệ xã hội, Q được giới thiệu gặp Dung. Dung cho biết hiện đang có một số phụ nữ hiếm muộn cần người mang thai hộ. Nếu Q. đồng ý thì sẽ cùng D. làm “việc nghĩa”. Mỗi phi vụ thành công thì sẽ được trả khoảng 200 triệu tiền công.
Đang rất cần tiền nên Q. đã đồng ý, và được Dung đưa về một căn nhà trọ trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội). Tại đây đã có nhiều cô gái trẻ như Q. sinh hoạt. Trong số này người đang có bầu, người đang chờ “cấy”. Q. được Dung đưa đi khám sức khỏe. Kết quả khám đạt yêu cầu, Q. được đưa đến một bệnh viện tại địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) để làm thủ thuật “cấy” phôi.
Cũng theo lời kể của Q., việc làm “việc nghĩa” này Q. được “bồi dưỡng” theo một lộ trình tương đối cố định. Đó là khi siêu âm thấy tim thai là được nhận 20 triệu đồng. Khi thai được 3 tháng thêm 20 triệu. Thai được 6 tháng nhận thêm 50 triệu. Khi lên bàn mổ và bàn giao đứa bé nhận nốt 110 triệu còn lại. Dung sẽ theo sát mọi diễn biến của Q., đồng thời người nhà của cháu bé (người thuê Q. đẻ) sẽ đi cùng với Q. đến bệnh viện để đẻ, đồng thời nhận cháu bé.
Năm 2018, Q. đã mang thai và đến đầu năm 2019 thì nhập viện. Q. đẻ mổ được bé trai nặng hơn 3kg, nằm tại bệnh viện 4 ngày thì được các bác sỹ cho về. Vợ chồng người nhờ mang thai hộ đã đến bệnh viện đón Q. và Dung.
Sau khi đã hoàn thành “hợp đồng” và nhận tiền nong đầy đủ, Q. vẫn tiếp tục… ở lại với Dung. Hỏi Q. chúng tôi nhận được câu trả lời Q. ở đó để “dưỡng sức”, vì Q. cũng chưa biết đi đâu làm gì. Được biết, trước Q. đã có cô gái sinh rồi “cho” con đến hai lần.
Kinh doanh tre so sinh-“nhung dieu trong thay ma dau don long” (67)-Hinh-3
Hai đối tượng Trâm - Khang. 
Thủ đoạn tinh vi của các "mẹ mìn"
Tháng 6-2019, Công an quận Đống Đa cũng đã triệt phá một đường dây mua bán người dưới 16 tuổi xảy ra tại phường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội). Cơ quan công an đã khởi tố điều tra các đối tượng Nguyễn Trần Lan Anh (SN 1999, trú tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước); Lê Hoàng Nhí (SN 1988, trú tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1985, trú tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ); Nguyễn Thị Kim Sa (SN 1987, trú quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) và Vũ Thị Phả (SN 1967, trú tại huyện Ninh Giang, Hải Dương).
Trong số này, đối tượng Lan Anh mới chỉ 18 tuổi hiện là sinh viên Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh song tỏ ra rất “cáo già” trong nghề mua bán trẻ sơ sinh. Nhân một lần được người em gái 17 tuổi (quen khi đi tình nguyện) cầu cứu, nhờ tìm người để cho con trai vì trót “không chồng mà chửa”, Lan Anh đã nhanh chóng phát hiện ra có thể kiếm được tiền từ công việc này.
Cô ta đã đăng bài lên nhóm “Cho nhận con nuôi” và gặp được “mẹ mìn” Huỳnh Thị Hồng (SN 1989, trú tỉnh Đắk Lắk; thuê trọ tại TP HCM) chuyên mua trẻ sơ sinh bán sang Trung Quốc. Hồng “đồng ý nhận nuôi” và đưa cho mẹ bé 30 triệu đồng. Người mẹ “trút được gánh nặng” lại có 30 triệu đồng chi phí và bồi bổ sức khoẻ thì quá ưng ý, liền “lại quả” cho Lan Anh 2 triệu đồng.
Kinh doanh tre so sinh-“nhung dieu trong thay ma dau don long” (67)-Hinh-4
Đối tượng Lan Anh. 
Bản thân Lan Anh thấy việc môi giới bán các em bé cũng dễ, không mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn có tiền nên sau lần đầu thành công lại tiếp tục vào các hội nhóm cho và nhận con nuôi trên mạng Internet để tìm mối mới…
Theo cơ quan công an, các đối tượng như Lan Anh dễ dàng thuyết phục những người mẹ mang nặng đẻ đau sẵn sàng bán con mình để lấy 20-30 triệu đồng là bởi trước lúc giao dịch với các mẹ thì các đối tượng đã có thời gian trò chuyện, tìm hiểu.
Chúng tự bịa ra những câu chuyện éo le của bản thân, rằng đều vì điều kiện đang không sinh được con, hiếm muộn hay vô sinh… nên muốn nhận cháu bé về làm con nuôi, đồng thời khẳng định sẽ trực tiếp nuôi chứ không hề tiết lộ việc mang bán.
Về phía những người mẹ, hoặc là lỡ dính bầu với người yêu, hoặc sinh con ngoài giá thú, hoặc điều kiện kinh tế khó khăn, không thể nuôi con… thì cứ nghĩ mình đã tìm được những “người mẹ thứ hai” có thể cho con mình cuộc sống tốt hơn. Nào ngờ, đó toàn là những “mẹ mìn” trong đường dây buôn bán trẻ em xuyên quốc gia, chỉ nhằm trục lợi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng từ mỗi đứa trẻ mua bán thành công.
Theo một điều tra viên Công an quận Đống Đa, quá trình phá án, anh em cán bộ đều rất nhiều trăn trở. Bởi với phụ nữ, việc sinh nở là điều cực kỳ hệ trọng. Hơn nữa, việc sinh mổ sẽ để lại trên thân thể những vết sẹo mà sau này khi lấy chồng, chắc chắn người chồng sẽ phải đặt dấu hỏi với họ.
Vậy mà chỉ vì tiền, nhiều người đã đặt cược tính mạng của họ, đặt cược cả tương lai.
Bắt nhiều đường dây vận chuyển thuê trẻ sơ sinh ra nước ngoài
Ngày 19-8-2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Bích Liễu (SN 1983, trú tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) về hành vi "Mua bán người" dưới 16 tuổi.
Trước đó, khi tổ công tác Phòng CSHS Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đồn biên phòng Cửa khẩu Chi Ma làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Bích Liễu đang bế một trẻ sơ sinh vượt đường mòn biên giới để sang Trung Quốc.
Tại cơ quan điều tra, Liễu khai nhận được một người phụ nữ thuê mang đứa bé sơ sinh từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM ra Lạng Sơn, rồi bán sang Trung Quốc với số tiền công 14.000 Nhân dân tệ (khoảng 45 triệu đồng).
Một tuần sau, rạng sáng ngày 25-8-2019, tại đường mòn thuộc khu vực xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma, BĐBP Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng bế theo một trẻ sơ sinh đang tìm đường vượt biên giới sang Trung Quốc. Các đối tượng là Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1997, trú tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) và Ngô Duy Khang (SN 1991, trú tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An).
Trâm và Khang khai nhận, trẻ sơ sinh mà cặp vợ chồng “hờ” mang theo không phải con đẻ của mình mà Trâm nhận từ một người phụ nữ tên Châu (không rõ địa chỉ) tại Bệnh viện Đa khoa huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Khi nhận cháu bé, Trâm và Khang đã đưa cho Châu hơn 10 triệu đồng để làm giấy chứng sinh của bé mang tên người mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Trâm và người cha là Ngô Duy Khang. Theo giấy chứng sinh này, cháu bé sinh ngày 30-7-2019, giới tính nam.
Sau đó, Trâm và Khang đưa bé sang Trung Quốc giao cho một người đàn ông (không rõ tên và địa chỉ) để nhận lấy 50 triệu đồng. Khi đang trên đường xuất cảnh trái phép thì bị lực lượng Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Người Trung Quốc sang Việt Nam tìm phụ nữ mang thai hộ

Từ Trung Quốc sang Việt Nam với mục đích tìm người mang thai hộ, Cai GuoLin đã mời hàng loạt cô gái sang Campuchia để cấy phôi thai từ tinh trùng và trứng của người khác vào tử cung người mang thai hộ.

Người Trung Quốc sang Việt Nam tìm phụ nữ mang thai hộ
Ngày 1/1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đã thực hiện lệch bắt trạm giam Cai GuoLin (SN 1982, quốc tịch Trung Quốc), Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992, quê Đắk Lắk), Triệu Thị Hằng (SN 1978, quê Thanh Hoá), Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1995, quê Nam Định) về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.

Nhờ hàng xóm… mang thai hộ, xử sao?

Quy trình thực hiện kỹ thuật mang thai hộ rất chặt chẽ nên không thể có kẽ hở.

Nhờ hàng xóm… mang thai hộ, xử sao?
Những ngày đầu năm 2019, Công an TP.HCM đã triệt phá một đường dây tổ chức mang thai hộ trái pháp luật, hoạt động xuyên quốc gia. Từ đây, dư luận băn khoăn về việc mang thai hộ được quy định như thế nào trong luật?

Phát hiện đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia lớn chưa từng có

Hai phụ nữ Việt Nam cấu kết với đối tượng người Trung Quốc đứng ra tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia lớn chưa từng thấy.

Phát hiện đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia lớn chưa từng có
Ngày 10-4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho hay vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp Phạm Thị Huế (35 tuổi; trú tại xã Song Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) và Ninh Thị Hải Yến, (31 tuổi; ở số 13, Nguyễn Biểu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội) về tội "Tổ chức mang thai hộ nhằm mục đích thương mại".
Phat hien duong day mang thai ho xuyen quoc gia lon chua tung co
Nơi các thai phụ người Việt được chăm sóc, chờ ngày sinh nở. 
Theo tài liệu điều tra, nhận được tin báo của quần chúng tại ngôi nhà có treo biển cafe Famyli số 79 (ở tổ 2B, khu 1A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) diễn ra một số hoạt động bất thường, có nghi vấn về việc tổ chức mang thai hộ, ngày 13-3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hạ Long đã phối hợp cùng Công an phường Hồng Hải tiến hành kiểm tra nhân, hộ khẩu, xác định bên trong ngôi nhà có 3 người đang tạm trú là Phạm Thị Huế; Trần Văn Khải (21 tuổi; trú tại xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và Phạm Thị Hồng T. (30 tuổi; trú tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Do thời điểm kiểm tra không có chị T. ở nhà nên Cơ quan Công an đã triệu tập Huế và Khải về trụ sở để làm việc.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.