Kinh doanh dưới giá vốn, EVN lỗ khủng 30.000 tỷ 6 tháng, tiền gửi giảm phân nửa

(Vietnamdaily) - Sau cùng EVN lỗ ròng 29.982 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 17.358 tỷ của cùng kỳ, nâng lỗ luỹ kế lên 43.845 tỷ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng 2023 với doanh thu thuần 229.880 tỷ đồng, tăng gần 4% so cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên giá vốn là gánh nặng khi "ngốn" tới 245.068 tỷ đồng nên EVN tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn lên lỗ gộp 15.188 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ của 4.216 tỷ đồng của cùng kỳ.

Thêm vào đó, doanh thu hoạt động kỳ này giảm 36% về còn 4.900 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính lại tăng 11% lên 9.030 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay 8.744 tỷ đồng). Liên doanh liên kết kỳ này tiếp tục mang về 572 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.

Chi phí bán hàng chiếm 2.677 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp 6.261 tỷ, EVN cùng gánh thêm mức lỗ 57 tỷ từ hoạt động khác.

Sau cùng EVN lỗ ròng 29.982 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 17.358 tỷ của cùng kỳ, nâng lỗ luỹ kế lên 43.845 tỷ đồng.

Riêng trong quý 2/2023, EVN cũng lỗ khủng 12.894 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2022. 

Kinh doanh duoi gia von, EVN lo khung 30.000 ty 6 thang, tien gui giam phan nua
 

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của EVN giảm 5% so đầu kỳ, xuống mức 632.418 tỷ đồng. Trong đó lượng tiền mặt tăng 7,6% lên mức 41.580 tỷ đồng, trong khi tiền gửi ngân hàng giảm gần phân nửa so đầu kỳ, xuống 35.002 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng 15% lên 39.376 tỷ đồng, trong đó phải dự phòng gần 400 tỷ đồng...

Về cơ cấu nợ phải trả 437.962 tỷ đồng, EVN đang vay nợ tài chính ngắn hạn là 39.097 tỷ đồng và dài hạn 267.071 tỷ đồng. 

Tập đoàn điện lức Việt Nam nói gì về nghìn tỷ gửi ngân hàng?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích, hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn của các công ty thành viên là để duy trì dòng tiền cho sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ gốc, lãi vay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

Vì sao EVN lỗ nặng, còn công ty con lãi khủng?

Dù vừa tăng giá điện 3% nhưng EVN đã nóng lòng đề xuất tiếp tục tăng giá vào tháng 9/2023 để bù đắp thua lỗ liên tiếp.

Từ ngày 4/5/2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc này được thực hiện sau thời gian dài EVN gặp nhiều khó khăn, thậm chí lỗ lớn khi giá đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện tăng cao.
Tiếp tục kiến nghị tăng giá điện để bù lỗ

Tin mới