Vài năm gần đây, hàng loạt dự án quần thể du lịch tâm linh đồ sộ đua nhau mọc lên tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến hàng loạt dự án của Công ty Xây dựng của đại gia Xuân Trường.
Doanh nghiệp của đại gia Xuân Trường đã đổ hàng chục nghìn tỷ đồng vào vào những đại tự như: Khu du lịch tâm linh quần thể Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình); Khu Du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam), khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)…
Cụ thể, năm 2004, đại gia Xuân Trường khởi công xây dựng Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính (Ninh Bình) trên diện tích 700ha với 20 hạng mục. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, chùa Bái Đính mới chỉ hoàn thiện được khoảng 10 hạng mục và vẫn còn hơn 10 hạng mục nữa chưa được xây dựng xong.
Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng về xây dựng.
Chùa Bái Đính. Ảnh: Vntrip. |
Chùa Bái Đính đã được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014.
Năm 2006, đại gia Xuân Trường xin xây siêu dự án về văn hóa tâm linh - nghỉ dưỡng sinh thái - vui chơi giải trí khác là Tam Chúc - Ba Sao với tổng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng.
Đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục về cơ sở hạ tầng (đường, cống thoát nước, trồng cây…)
Tam Chúc - Ba Sao khi hoàn thành có hàng trăm chùa tháp với hàng ngàn bức tượng Phật.
Video: Chính phủ chưa xem xét Dự án khu du lịch tâm linh 3038 tỉ tại Lạc Thủy. Nguồn: Youtube.
Chùa Tam Chúc - Ba Sao. Ảnh: Zing. |
Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2020 và thu hút trên 1,8 triệu lượt khách/năm về tham quan du lịch.
Ngoài ra, đại gia Xuân Trường còn là chủ đầu tư khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên. Dự án khởi công vào ngày 17/2/2016 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng.
Diện tích quy hoạch sử dụng đất: khoảng 18.940 ha (trong đó c có diện tích khoảng 2.500 ha).
Khu du lịch Hồ Núi Cốc 15.000 tỷ của đại gia Xuân Trường. Ảnh: Dân Việt. |
Theo dự kiến, phân khu chức năng chính siêu dự án này gồm Khu tâm linh có Chùa Tháp cao 150m; khu dịch vụ đón tiếp, vui chơi giải trí có khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền; Khu làng văn hóa các dân tộc.
Phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành chùa Tháp trong vòng 10 năm (2016-2026)…
Liên quan đến “siêu” dự án Hồ Núi Cốc này, hồi tháng 3/2018 có nhiều luồng thông tin cho rằng đại dự án này đang dừng thi công. Tuy nhiên, ngay sau đó lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã bác bỏ thông tin này.
Mới đây, UBND tỉnh Hòa Bình có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng 47,67 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy (tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy), do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Theo hồ sơ pháp lý của dự án, Công ty Pacific - Hòa Bình có trụ sở chính tại thôn Lão Nội, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy. Người đại diện pháp luật của Công ty Pacific - Hòa Bình là bà Phan Thanh Hà (sinh năm 1986, thường trú tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) làm Chủ tịch công ty.
Công ty TNHH Một thành viên viên Pacific - Hòa Bình là thành viên của Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Tập đoàn Thái Bình Dương). Tập đoàn được thành lập từ năm 2001 do ông Phan Văn Quý làm chủ tịch HĐQT.
Về dự án tâm linh Lạc Thủy, Bộ Quốc Phòng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình trả lời về việc xin ý kiến địa điểm, ranh giới và nội dung đầu tư xây dựng dự án. Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hoà Bình về địa điểm quy hoạch và sử dụng khu đất để thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, công ty TNHH Phú Bình (nay là Công ty Cổ phần du lịch KOVA) cũng tham gia hoạt động xây dựng các công trình tâm linh tại Dự án Khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao (xã Yên Trung, Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội).
Dự án được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2002 và được chia làm 2 giai đoạn.
Khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao. Ảnh: Báo Xây Dựng |
Về cơ bản, dự án hoàn thành giai đoạn 1 năm 2005 với quy mô 59,2ha, bắt đầu khai thác từ năm 2006. Sau đó, chủ đầu tư dự án đã có văn bản xin mở rộng quy mô dự án thêm khoảng 200ha.
Năm 2008, xã Yên Trung, xã Yên Bình huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được điều chỉnh địa giới hành chính, tách khỏi tỉnh Hòa Bình và sáp nhập về TP Hà Nội. Việc mở rộng Dự án buộc phải tạm dừng thực hiện để đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội,
Tháng 3/2015, Chủ đầu tư có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội xin tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư mở rộng quy mô Dự án, trên cơ sở tiếp nối các nội dung đã thực hiện từ năm 2008 trở về trước theo quy định của pháp luật. Năm 2017, dự án được UBND TP Hà Nội chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1819/QĐ-UBND ngày 21/3/2017.