Theo đó, ACS sẽ phát hành 1,4 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ dự kiến trong quý 3/2024 - quý 2/2025. Danh sách chủ nợ không phải là cổ đông của ACS.
Theo ACS, đối với chủ nợ là bà Hứa Đan Thanh cũng không có bất cứ liên quan gì đến người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ ACS. Đối với chủ nợ là ông Phạm Văn Hùng Em, hiện là Phó Tổng giám đốc ACS, không có bất cứ liên quan gì đến người nội bộ khác.
Trường hợp các chủ nợ thay đổi ý định và không đồng ý hoán đổi nợ, HĐQT ACS quyết định sẽ hủy bỏ số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành tương ứng của chủ nợ.
Tại thời điểm cuối năm 2023, nợ phải trả của ACS tăng 7,6% so đầu năm, lên mức 311 tỷ đồng. Trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn chiếm 104,6 tỷ đồng mà không phát sinh dài hạn.
Ngoài ra, ACS còn ghi nhận tới 67,5 tỷ đồng phải trả khác, gấp 2,5 lần đầu năm do phát sinh từ loạt cá nhân.
Trong đó chủ yếu là phải trả loạt cá nhân như ông Phạm Văn Hùng Em (11,42 tỷ), ông Đặng Lê Dũng (11,86 tỷ), bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng (11 tỷ), ông Lê Đức Nguyên (13 tỷ), ông Đinh Viết Duy (10 tỷ), bà Quách Thị Diệu Thảo (4,7 tỷ), bà Hứa Đan Thanh (2,9 tỷ)...
ACS được thành lập từ năm 1976 có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương).
Hiện ACS có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, trong đó CTCP Bê tông Ngoại Thương nắm giữ 10,56%, CTCP Đầu tư Xây dựng Ngoại thương 5,53%, Phó Tổng giám đốc Lê Đức Long 5,05%, Phó Chủ tịch thường trực Lê Đức Nguyên 12,44%, Tổng Giám đốc Đinh Viết Duy 15,47%, Chủ tịch HĐQT Đặng Lê Dũng 15,28%...