Kim tự tháp Ai Cập thực sự có phải do hàng trăm nghìn nô lệ xây?

Trong thực tế, các kim tự tháp không phải do nô lệ xây dựng và không phải có đến 100.000 tham gia xây dựng chúng.

Kim tự tháp Ai Cập thực sự có phải do hàng trăm nghìn nô lệ xây?

Nhà văn, nhà sử học và nhà địa lý Hy Lạp cổ đại Herodotus được gọi là “cha đẻ của lịch sử”. Những phát hiện và tài liệu bằng văn bản của ông đã định hình rất nhiều suy nghĩ của chúng ta về thế giới cổ đại, bao gồm cả niềm tin rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi những người nô lệ.

Kim tu thap Ai Cap thuc su co phai do hang tram nghin no le xay?

Tuy nhiên, các cuộc khai quật khảo cổ gần đây và khoa học hiện đại đã chứng minh niềm tin lâu đời đó là sai. Các kim tự tháp, công trình kiến trúc lớn nhất thế giới cho đến thế kỷ 20, không phải do nô lệ xây dựng. Ba kim tự tháp của Giza, được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, thể hiện kỹ năng xây dựng kim tự tháp tốt nhất của Ai Cập cổ đại.

Việc xác định người đã xây dựng chúng được gọi là "một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong 100 năm qua". Trong một cuộc khai quật xung quanh các kim tự tháp Giza, một máy đào đã va phải một khối lớn, là bức tường của một tòa nhà. Các nhà khảo cổ đã cất công khám phá và tìm thấy những cấu trúc lớn - một ngôi làng, có niên đại 2.000 năm trước Công Nguyên. Ngôi làng mở rộng hơn nửa dặm vuông.

Người ta xác định rằng đó là những ngôi nhà mà những người xây dựng kim tự tháp sinh sống và làm việc. Các tiệm bánh lớn còn nguyên vẹn cũng được tìm thấy trong làng. Chúng chứa đầy hàng trăm chiếc bình đất sét lớn, trong đó bánh mì được nướng, nặng tới 25 kg. Những chiếc bình đất sét lớn là những chỉ dấu đầu tiên về sản xuất lượng bánh mì cần thiết để nuôi một lực lượng lao động lớn.

Nhà khảo cổ chính của cao nguyên Giza, Tiến sĩ Zahi Hawass, đã giải thích manh mối thứ hai xuất hiện như thế nào khi một phụ nữ đang cưỡi ngựa và chân ngựa rơi vào một vết nứt lộ ra một bức tường xây bằng gạch và bùn. Đây là những bức tường của lăng mộ của những người xây dựng kim tự tháp và những người giám sát của họ. 600 ngôi mộ trong số đó đã được phát hiện chia theo hai cấp độ. Các ngôi mộ cấp thấp rất đơn giản và chỉ chứa xương, chậu và các công cụ của người lao động.

Các ngôi mộ “lớp trên” được xây dựng công phu hơn và đó là nơi chôn cất những người giám sát và kiến trúc sư. Các ngôi mộ hoàn toàn nguyên vẹn vì bọn trộm không quan tâm đến chúng, do được cho là không chứa các báu vật. Các bức tường của một số ngôi mộ đã được khắc chữ. Các chữ khắc giải thích quá trình xây dựng kim tự tháp cũng như nấu nướng, lập kế hoạch và chỉ đạo được thực hiện như một phần của toàn bộ hoạt động.

Xương trong các ngôi mộ sau đó được chuyển đến Trường Đại học Y khoa Cairo, nơi có nhiều khám phá đột phá hơn. Trong số tất cả các bộ xương, 50% của nam, 50% của nữ và 23,6% thuộc về trẻ em (thậm chí trẻ một tuổi). Điều đó nói lên rằng cả gia đình công nhân xây dựng sống xung quanh các kim tự tháp. Phân tích DNA đã xác nhận lý thuyết đó. Khám phá về cuộc sống gia đình đã phá vỡ lý thuyết nô lệ là những người xây kim tự tháp và phát hiện tiếp theo đã một lần nữa lật tẩy thực tế đó.

Sau khi phân tích sâu hơn về các mảnh xương, các nhà khoa học đã phá hiện ra cách một số trường hợp bị gãy xương và sau đó được chữa lành. Các nhà nghiên cứu so sánh xương được chữa lành của công nhân với xương tương tự được chữa lành của những nhà quý tộc và thấy rằng nạn nhân nhận được sự chăm sóc y tế như nhau. Việc hàn gắn xương gãy ở Ai Cập cổ đại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và thời gian vốn không dành cho người nô lệ. Nhưng các công nhân kim tự tháp đã nhận được sự đối xử đặc biệt đó.

Kim tu thap Ai Cap thuc su co phai do hang tram nghin no le xay?-Hinh-2

Khi một người bị gãy xương, người đó sẽ được nằm xuống và kiểm tra các vết thương. Sau đó, bác sĩ sẽ kéo cánh tay hoặc chân bị gãy và trợ lý của anh ta giữ chi lành. Điều đó sẽ làm giảm gãy xương và vết thương sau đó sẽ được điều trị bằng một loại khoáng chất không rõ nguồn gốc, mật ong và được bọc trong vải lanh. Mật ong được sử dụng hàng ngày cho đến khi vết thương lành. Các bác sĩ ở Ai Cập cổ đại có tay nghề cao đến mức họ thậm chí còn thực hiện thành công những ca cắt cụt chi.

Nhưng điều trị y tế cao cấp không phải là điều duy nhất mà những người xây dựng kim tự tháp được hưởng. Chế độ ăn uống của họ cũng ở mức cao. Vì chế độ ăn chủ yếu của người Ai Cập phổ biến là bánh mì, việc phát hiện ra xương cá, xương gia súc cho thấy người lao động tiêu thụ số lượng lớn thịt. Điều này cũng phản ánh việc lực lượng lao động được nuôi dưỡng tốt, được cung cấp thực phẩm tốt nhất.

Mặc dù những người xây dựng kim tự tháp được đối xử tốt, cuộc sống của họ không hề dễ dàng. Họ sống ngắn hơn 10 năm so với những người thuộc tầng lớp quý tộc và xương của họ bị uốn cong cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng cao.

Tuy vậy, không phải người ta sử dụng 100.000 lao động và mất 30 năm để xây dựng các kim tự tháp. Đặc biệt là khi 100.000 người tương đương 10% dân số của Ai Cập cổ đại. Trên thực tế, Ai Cập cổ đại chỉ dùng 20.000 người và mất 20 năm để xây dựng Đại kim tự tháp Giza, bao gồm 2,3 triệu khối đá với mỗi khối nặng tới 10 tấn. Trong số 20.000 công nhân đó, 15.000 người trong số họ làm việc 12 giờ một ngày trong ba tháng và sau đó trở về làng của họ. Các công nhân mới sẽ thay thế họ. 5.000 người còn lại là công nhân chính và kỹ thuật viên cố định.

Bằng cách thực hiện một thí nghiệm lớn, chuyên gia xây dựng người Mỹ, Craig Smith, người xây dựng sân bay và tàu điện ngầm, đã xác nhận những con số đó. Và như vậy, lý thuyết dùng người nô lệ và với số lượng để xây dựng kim tự tháp đã được chứng minh là hoàn toàn sai./.

Kim tự tháp khổng lồ dưới đáy biển nghi là tàn tích của Atlantis

Nhiều người cho rằng kim tự tháp được phát hiện ở Azores là tàn tích của nền văn minh Atlantis bí ẩn. 

Kim tự tháp khổng lồ dưới đáy biển nghi là tàn tích của Atlantis
Kim tu thap khong lo duoi day bien nghi la tan tich cua Atlantis
 Nhiều năm trước, một thủy thủ tên Diocleciano Silva đã phát hiện ra cấu trúc kim tự tháp cao 60 mét, rộng gần 8.000 mét vuông bị chìm dưới đáy biển quần đảo Azores, Bồ Đào Nha.

Tiết lộ bất ngờ về kim tự tháp cực hiện đại nổi tiếng Kazakhstan

(Kiến Thức) - Khác với Ai Cập, kim tự tháp của Kazakhstan được xây dựng trong những thập kỷ gần đây với thiết kế hiện đại. Bên trong công trình này có một nhà hát opera, bảo tàng, thư viện...

Tiết lộ bất ngờ về kim tự tháp cực hiện đại nổi tiếng Kazakhstan
Tiet lo bat ngo ve kim tu thap cuc hien dai noi tieng Kazakhstan
 Kim tự tháp Hòa bình hay còn gọi Cung điện Hòa bình được xem là một công trình mang tính biểu tượng của Kazakhstan. Nhiều điều thú vị về công trình này khiến công chúng thích thú và choáng ngợp. 

Thuyết âm mưu: Người xưa xây kim tự tháp ở Nam Cực

(Kiến Thức) - Một thuyết âm mưu cho rằng, người xưa đã xây dựng một số kim tự tháp ở Nam Cực vào khoảng 100 triệu năm trước. Vì vậy, một số người đã và đang đi tìm những công trình khổng lồ này. 

Thuyết âm mưu: Người xưa xây kim tự tháp ở Nam Cực
Thuyet am muu: Nguoi xua xay kim tu thap o Nam Cuc
Trong vài thập kỷ gần đây, dư luận lan truyền giả thuyết về việc tồn tại một số kim tự tháp khổng lồ ở Nam Cực. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới