Kiến nghị Chính phủ loại bỏ “siêu dự án” trên sông Hồng

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, điều phối viên của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cho biết đơn vị đã có thông cáo báo chí đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn “siêu dự án” trên sông Hồng.

“Siêu dự án” trên sông Hồng dự kiến bao gồm tuyến đường thủy Lào Cai - Hải Phòng cho tàu có công suất 400-600 tấn, 6 đập dâng nước và âu tàu kết hợp 6 công trình thủy điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW, xây dựng 7 cảng thủy dọc tuyến.
Dự án "khủng" trên sông Hồng sẽ nạo vét một đoạn sông dài 288 km từ Việt Trì lên Lào Cai. Đây là một dự án theo hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) với tổng chi phí ước khoảng 24.500 tỉ đồng, tương đương 1.1 tỉ USD theo tỉ giá hiện nay) do công ty TNHH Xuân Thiện, tập đoàn Xuân Thành đề xuất.
Kien nghi Chinh phu loai bo “sieu du an” tren song Hong
 Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng, đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh.
Dựa vào kinh nghiệm phản biện các dự án ngăn dòng chảy ở các con sông tại Việt Nam và trong khu vực Mê Công, VRN đề nghị loại bỏ dự án này vì các lý do như: Hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại quá nhỏ (228 MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khi làm thủy điện bậc thang.
Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo các quyết định của thủ tướng Chính phủ trước đó.
Ngoài ra, việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ đó gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân đồng bằng sông Hồng.
Kế đến, dự án sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học toàn vùng sông Hồng.
Và cuối cùng là dự án sẽ mang đến hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý.
Theo VNR lý giải, không thể áp dụng tư duy quản lý xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) hoặc xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) của quản lý đường bộ và đường sông bởi đường bộ chỉ phục vụ chức năng giao thông, trong khi sông ngòi còn nhiều chức năng quan trọng khác như đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thoát lũ, duy trì và cân bằng hệ sinh thái.
Do đó việc dự án được giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và khai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, VNR kiến nghị Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra.

Thủ tướng chưa xem xét phê duyệt “siêu dự án” trên sông Hồng

Thủ tướng cho rằng, dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng chưa đủ căn cứ, cơ sở để phê duyệt chủ trương đầu tư...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chính thức có ý kiến về dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện - thành viên của Tập đoàn ThaiGroup, làm chủ đầu tư trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Siêu dự án sông Hồng sẽ chôn vùi khoáng sản quý hiếm của VN

(Kiến Thức) - Một trong những mục tiêu của siêu dự án Sông Hồng là:”phát triển khoáng sản”, nhưng thực tế lại chôn vùi vĩnh viễn các khoáng sản quý hiếm dọc đứt gẫy Sông Hồng.

Dư luận cả nước hiện đang dồn mọi quan tâm vào Dự án thủy lộ và thủy điện dọc Sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành). Theo dự kiến, công ty này sẽ triển khai làm nhiều phần trong đó có 6 nhà máy thủy điện trên sông Hồng.
Ngay khi có thông tin về siêu dự án sông Hồng, nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, chuyên gia quân sự...đã lên tiếng không đồng tình bởi nhiều lý do. Ở góc độ nghiên cứu địa chất, nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Lê Huy Y và các kỹ sư của Liên hiệp KH Địa chất và Du lịch như kỹ sư Lê Trung Chính, Lê Trung Kiên, Trương Mạnh Điệp vừa gửi đến báo điện tử Kiến Thức bài viết phân tích những góc cạnh liên quan đến việc ảnh hưởng của dự án đến địa chất và các tài nguyên thiên nhiên khu vực sông Hồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới