Kiến có thể đánh hơi "mùi" ung thư ở người

Các nhà khoa học Pháp đã tìm ra loài kiến có khả năng đánh hơi các tế bào ung thư trong cơ thể người, có thể sử dụng để chẩn đoán ung thư.

Kiến có thể đánh hơi "mùi" ung thư ở người
Kien co the danh hoi
Ảnh minh họa - Daily Mail 
Nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã phát hiện loài kiến Formica fusca có khứu giác rất phát triển.
Nó có thể phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào khỏe mạnh ở người. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết họ cần tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi có thể đưa loài côn trùng này tham gia vào công tác chẩn đoán tại bệnh viện.
Họ bày tỏ tin tưởng rằng trong tương lai, kiến có tiềm năng xác định vị trí các tế bào ung thư ở người giỏi hơn loài chó.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho 36 con kiến Formica fusca ngửi các tế bào trong môi trường phòng thí nghiệm. Đầu tiên, họ cho kiến tiếp xúc với mùi của một mẫu tế bào ung thư của người và phần thưởng đi kèm là một chút dung dịch đường.
Trong bước thứ hai, các nhà nghiên cứu cho kiến tiếp xúc với hai loại mùi khác nhau, gồm một mùi hoàn toàn mới và thứ hai là mùi của các tế bào ung thư.
Sau khi thử nghiệm này thành công, các nhà nghiên cứu đã cho kiến tiếp xúc với những tế bào ung thư khác nhau. Kết quả, họ nhận thấy kiến có thể phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, cũng như là giữa hai loại ung thư khác biệt.
Sau khi huấn luyện, kiến Formica fusca đã phát hiện được các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do các tế bào ung thư thải ra.
Trong một thông báo mới đây, CNRS cho hay trước khi được sử dụng trên quy mô lớn, họ cần phải đánh giá lại hiệu quả của phương pháp này bằng cách thử nghiệm lâm sàng trên người.
Dù vậy, kết quả ban đầu thấy kiến có khả năng học phân biệt mùi rất nhanh, cùng với tiềm năng cao trở thành một phương án chẩn đoán ung thư chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao và ít xâm lấn.
Tờ Daily Mail đưa tin đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng khứu giác của động vật để xác định vị trí các tế bào ung thư.
Giới chuyên gia giải thích rằng, mũi của loài chó có thể chẩn đoán bệnh ung thư với độ chính xác cao. Thế nhưng, thời gian huấn luyện chúng phải mất từ vài tháng đến cho một năm.
Mặt khác, họ có thể dễ dàng nuôi côn trùng giống như kiến điều kiện có kiểm soát và không gây tốn kém. Kiến có hệ thống khứu giác phát triển đồng đều giữa hàng trăm cá thể với nhau.
Trong tương lai, họ có thể huấn luyện kiến làm các nhiệm vụ đánh hơi phức tạp như tìm chất gây nghiện, chất nổ, thực phẩm hỏng hoặc các bệnh khác như sốt rét, nhiễm trùng và tiểu đường.
Khám phá mới này vừa được công bố trên tạp chí iScience.

Loài kiến "điên" khiến NASA phải kinh hãi

Loài côn trùng hung hãn, thân dài khoảng 2mm, phủ đầy lông và có màu nâu đỏ, loài kiến "điên" đã từng khiến nước nhiều bang nước Mỹ hốt hoảng.

Loài kiến "điên" khiến NASA phải kinh hãi

Theo các chuyên gia sinh học, loài kiến điên này có nguồn gốc từ Caribean và đến Mỹ theo đường tàu biển. Loài kiến đáng sợ này lần đầu tiên được tìm thấy ở Houston vào năm 2002.

Bí mật về “đời tư” của kiến trong mùa đông lạnh giá

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia, loài kiến không ngủ đông, nhưng cũng sẽ tối giản các hoạt động thường ngày để giảm bớt tiêu hao năng lượng. Người này cho biết, những con kiến lưu trữ thực phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bí mật về “đời tư” của kiến trong mùa đông lạnh giá
Nhiều người nghĩ rằng kiến thường cố gắng kiếm thức ăn mùa hè để dự trữ cho mùa đông. Thế nhưng có thật vậy không? Mới đây, một chuyên gia về loài chân đốt đã trả lời câu hỏi này, khiến mọi người có thêm được những kiến thức bổ ích và thú vị về loài kiến, một trong những loài động vật được đánh giá là mạnh mẽ nhất thế giới.
Theo chuyên gia, kiến không ngủ đông, nhưng cũng sẽ tối giản các hoạt động thường ngày để giảm bớt tiêu hao năng lượng.

Lý giải "choáng" về chiếc bụng căng phồng của kiến mật

(Kiến Thức) - Kiến mật là một trong những loài kiến kỳ dị nhất thế thế giới. Chúng có chiếc bụng tròn căng phồng, đóng vai trò như các kho lưu trữ thức ăn sống trong tổ.

Lý giải "choáng" về chiếc bụng căng phồng của kiến mật
Ly giai
 Kiến mật thường được phát hiện ở những khu vực khô nóng trên khắp thế giới. Nhiều loài kiến mật sống ở sa mạc nắng nóng trong khi số khác cư trú ở các vùng chuyển tiếp. Ảnh: wikimedia
Ly giai
 Tên gọi của kiến mật bắt nguồn từ chiếc bụng giống một hũ mật nhỏ. Ảnh: tinmoi.
Ly giai
 Kiến mật có chiếc bụng căng phồng như những quả nho. Đây chính là nơi nhồi thực phẩm dưới dạng thức ăn dự trữ để bảo đảm sự sống cho cả đàn vượt qua những thời điểm khó khăn, khô hạn. Ảnh: giaoduc.
Ly giai
 Vào thời điểm cả đàn cạn kiệt thức ăn, kiến mật sẽ nhỏ mật từ chiếc túi dự trữ để nuôi cả đàn. Ảnh: matongrungtaynguyen.
Ly giai
 Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Ảnh: khoytuong.
Ly giai
 Thức ăn của kiến mật là mật hoa và dịch cây chứa nhiều đường. Chúng cũng ăn chất lỏng từ côn trùng khác, dịch ngọt của rệp vừng và động vật chết. Ảnh: ohay.
Ly giai
 Kiến mật có thể xuất hiện ở mọi nơi trong tổ, nhưng chúng thường hiện diện ở những nơi sâu nhất trong tư thế treo ngược mình trên nóc đường hầm tổ kiến. Ảnh: pose.

Đọc nhiều nhất

Tin mới