Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, lợi nhuận năm 2018 của Vietinbank ‘bốc hơi’ 139 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng sau kiểm toán, xuống 5.275 tỷ đồng trong năm 2018.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) vừa công bố về việc điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2018 theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Kiem toan Nha nuoc vao cuoc, loi nhuan nam 2018 cua Vietinbank ‘boc hoi’ 139 ty dong
 

Cụ thể, các điều chỉnh chủ yếu gồm phân loại nợ, nguyên giá tài sản cố định, khấu hao, tài sản có khác, các khoản phải trả và công nợ khác, vốn và các quỹ trên bảng cân đối kế toán. Còn trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì điều chỉnh chi phí dự phòng, chi phí hoạt động, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng.

Theo đó, đối với bảng kết quả kinh doanh, Vietinbank phải điều chỉnh giảm tới 306 tỷ đồng ở khoản mục Thu nhập lãi thuần, về mức 22.212 tỷ đồng. Chi phí hoạt động cũng được giảm 172 tỷ đồng, còn 14.084 tỷ đồng. Ngược lại, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm 51,5 tỷ đồng, lên 7.803 tỷ đồng.

Do đó, sau cùng Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng Vietinbank giảm 139 tỷ đồng, xuống 5.275 tỷ đồng. Tương ứng mức Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm về 11.836 tỷ đồng.

Ở bảng cân đối kế toán, khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2018 của Vietinbank điều chỉnh tăng hơn 51,5 tỷ đồng, lên 13.060 tỷ đồng.

Các khoản lãi, phí phải thu tăng thêm gần 308 tỷ đồng, lên tới 6.593 tỷ đồng. Do đó, tổng tài sản của Vietinbank điều chỉnh giảm 145 tỷ đồng, về mức 1.164,28 ngàn tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTG của Vietinbank đang giảm phiên thứ 3 liên tiếp, kéo đà giảm trong vòng 1 tháng qua tới hơn 7%, về 20.400 đồng/cp vào lúc 14h chiều 29/11. Thanh khoản khá dồi dào với bình quân tháng qua là 3,48 triệu đơn vị/phiên. 

VietinBank vẫn đang 'dậm chân tại chỗ'

Những nỗ lực của VietinBank trong hoạt động chào bán trái phiếu nhằm cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn Basel II, giữa bối cảnh việc tăng vốn điều lệ vẫn chưa có tín hiệu triển khai.

VietinBank, một trong 10 ngân hàng thuộc diện thí điểm thực hiện Thông tư 41, vừa thông báo phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu trong kế hoạch chào bán 5.000 tỷ đồng. Lượng trái phiếu này đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2 có kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện chào bán 1.000 tỷ đồng trái phiêu đợt 2 trong tháng 10.

Những nỗ lực của VietinBank trong hoạt động chào bán trái phiếu nhằm cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn Basel II, giữa bối cảnh việc tăng vốn điều lệ vẫn chưa có tín hiệu triển khai.

Trong số 10 ngân hàng diện thí điểm chỉ còn VietinBank và BIDV chưa được chấp thuận áp dụng Basel II. Gần đây, BIDV đã có tín hiệu mới khi chào bán 15% cổ phần cho KEB Hana Bank để tăng vốn điều lệ. Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú nói với Người Đồng Hành việc này dự kiến hoàn thành trong tháng 10. Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sau khi tăng vốn, BIDV có thể đạt chuẩn áp dụng Basel II vì NHNN đang tiến hành song song việc xét duyệt hồ sơ.

VietinBank vẫn đang “dậm chân tại chỗ”. Hiện nay, ngân hàng có 2 cổ đông ngoại là The Bank of Tokyo - Misubishi UFJ và IFC đang sở hữu lần lượt 19,73% và 5,39% vố. Trong khi đó, NHNN giữ 64,46% - con số thấp hơn mức tối thiểu 65% theo chủ trương của Chính phủ. Điều này khiến việc chào bán thêm vốn cho nhà đầu tư nước ngoài gặp bế tắc.

Đầu năm nay, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Misubishi UFJ từng đề nghị sẵn sàng giúp VietinBank tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh và mong muốn Chính phủ tạo điều kiện hơn cho các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Ngân hàng Nhật Bản từng cho biết muốn nâng sở hữu tại VietinBank lên 50% cổ phần.

VietinBank van dang 'dam chan tai cho'

Thủ tướng tiếp ông Kanetsugu Mike, Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG. Nguồn: Chính phủ

Một phương án tăng vốn khác được VietinBank đưa ra trong phiên họp thường niên 2019 là chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu từ phần lợi nhuận sau thuế tích lũy. Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank khi đó cho biết trước mắt, ngân hàng sẽ xin chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017, 2018, 2019 hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận để phục vụ cho việc tăng vốn. Với lợi nhuận năm 2018, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ hơn 8,03% hoặc giữ lại toàn bộ.

Đến hiện nay, toàn bộ cổ tức 2 năm trước của VietinBank vẫn chưa chi trả. Dù vấn đề cấp thiết trong việc tăng vốn được lãnh đạo ngân hàng đề cập tại nhiều kỳ đại hội, phương án cổ tức cuối cùng tại VietinBank vẫn là chia tiền mặt theo chỉ đạo của NHNN và Bộ Tài chính do liên quan đến kế hoạch thu chi ngân sách. Tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên 2019, Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ nhấn mạnh tăng vốn là nhiệm vụ thiết yếu, vì nếu áp dụng theo Thông tư 41, CAR của ngân hàng đã dưới 8%.

Nửa đầu 2019, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 5.335 tỷ đồng, chỉ cao hơn 1,3% so với cùng kỳ năm trước, xếp nhóm 3 vị trí cuối trong các ngân hàng (loại bỏ các đơn vị có tăng trưởng âm). Dư nợ 6 tháng chỉ tăng 2,38%, trong khi kế hoạch cả năm là 6-7%. Kết quả này một phần đền từ việc mở rộng vốn hạn chế của ngân hàng.

Tạm thời gỡ khó bằng trái phiếu, chờ tăng vốn

Vào tháng 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho phép VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất do ngân hàng tự quyết. Phương án này được cho là tạm thời để giải quyết vấn đề vốn của nhà băng này khi hạn chót để áp dụng Basel II từ năm 2020 đã gần kề.

Từ đầu năm, VietinBank công bố phát hành 5.650 tỷ đồng trái phiếu. Trong quý cuối, ngân hàng còn có thể “kêu gọi” gần 4.000 tỷ đồng loại chứng khoán nợ này để bổ sung vốn cấp 2. Thành công của các đợt phát hành trên sẽ là yếu tố quyết định tác động đến kết quả hoạt động và tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong năm nay và một vài năm tới, nếu phương án tăng vốn điều lệ vẫn bế tắc.

Một nguồn tin tại NHNN chia sẻ gần đây cho biết hiện chưa có thông tin cụ thể về việc tăng vốn hiện tại của VietinBank.  Tại buổi họp báo quý III, thông tin từ đại diện NHNN cho biết cơ quan này đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 4 ngân hàng quốc doanh. Đồng thời, NHNN cũng đang phối hợp với các bộ ban ngành khác để thực hiện các phương án tăng vốn của ngân hàng mà vẫn đảm bảo duy trì tỷ lệ chi phối. Tuy nhiên, việc làm việc và thương thảo với nhà đầu tư nước ngoài cần thời gian để thực hiện.

Hiện nay việc tăng vốn qua phát hành cho khối ngoại của VietinBank đang bị vướng bởi quy định sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước gặp khó ở việc góp thêm vốn vào ngân hàng, một phương án từng được đề cập là sự tham gia của một cổ đông Nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước.

Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC, từng cho biết có thể hỗ trợ VietinBank tăng vốn, nếu được lựa chọn tham gia với tư cách cổ đông Nhà nước. Theo đại diện SCIC, nếu VietinBank chọn tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng ngân sách không bố trí được vốn để tham gia, SCIC có thể "thế chỗ" cổ đông Nhà nước. "Quyết định này vừa đảm bảo VietinBank có thể tăng vốn thành công, vừa phù hợp với định hướng đầu tư của SCIC", ông Thành nói.

Nói về hoạt động đầu tư vào các ngân hàng, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cũng từng chia sẻ nếu được chấp thuận, VietinBank sẽ là khoản đầu tư tài chính, còn nếu đủ điều kiện trở thành cổ đông lớn sẽ là cơ hội SCIC giúp gia tăng nền tảng quản trị cho ngân hàng.  

Hy vọng của VietinBank nằm ở đâu?

SCIC vẫn có chủ trương đầu tư vào VietinBank khi ngân hàng trình phương án phát hành cổ phần.

Đề xuất tăng vốn điều lệ từ ngân sách cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước không được đưa vào dự thảo nghị quyết họp Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết đây là vấn đề hệ trọng, đang được thẩm tra theo đúng quy trình. 

Tại cả hai kỳ họp Quốc hội trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều kiến nghị cho phép sử dụng ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, trước mắt việc này chưa thể thực hiện. Đồng nghĩa, VietinBank (HoSE: CTG), ngân hàng cuối cùng trong nhóm thí điểm Basel II, sẽ có thể tiếp tục gặp khó trong việc tăng vốn.

VietinBank có 2 cổ đông ngoại là The Bank of Tokyo - Misubishi UFJ và IFC đang sở hữu lần lượt 19,73% và 5,39% vốn. Trong khi đó, NHNN giữ 64,46%, thấp hơn mức tối thiểu 65% theo chủ trương của Chính phủ. Điều này khiến phương án chào bán thêm vốn cho khối ngoại bế tắc. Theo lộ trình đến 2021, sở hữu của Nhà nước tại VietinBank mới có thể giảm xuống 51%.

Phương án tăng vốn khác được VietinBank đưa ra trong phiên họp thường niên 2019 là chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu từ phần lợi nhuận sau thuế tích lũy. Ngân hàng xin chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017, 2018, 2019 hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận để phục vụ cho việc tăng vốn. Tuy nhiên, phương án này cũng chưa được các cấp thẩm quyền cho phép do liên quan đến vấn đề ngân sách Nhà nước. Mới đây, BIDV vẫn phải chia cổ tức bằng tiền mặt tổng tỷ lệ 14% năm 2017, 2018 sau khi KEB Hana Bank mua 15% cổ phần.

Nhân tố SCIC

Phương án tăng vốn được cho là khả thi với VietinBank hiện nay là phát hành tăng vốn cho cổ đông nội thuộc sở hữu của Nhà nước. Ứng viên được gọi tên là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn (SCIC).

Nếu VietinBank phát hành cổ phần riêng lẻ cho SCIC, tổng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ vẫn đảm bảo không dưới 65% vốn. Tuy thuộc vào lượng vốn chào bán thêm, nhà đầu tư nước ngoài cũng có cơ hội tham gia.  

Hy vong cua VietinBank nam o dau?

Đại diện SCIC cho biết công ty vẫn có chủ trương đầu tư vào VietinBank nhưng ngân hàng phải báo cáo, trình phương án tăng vốn với các cơ quan có thẩm quyền. Ảnh minh hoạ: L.H.

Đại diện SCIC cũng cho hay nếu ngân hàng chọn tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng ngân sách không bố trí được để tham gia, SCIC có thể "thế chỗ" cổ đông Nhà nước. Phương án này vừa đảm bảo ngân hàng tăng được vốn, vừa phù hợp với định hướng đầu từ của SCIC. Đại diện SCIC khác thì dẫn ví dụ về sự hiệu quả trong việc đầu tư của đơn vị này vào một ngân hàng khác là MB. Do đó, nếu SCIC được chấp thuận thì việc đầu tư vào VietinBank sẽ là khoản đầu tư tài chính, còn đủ điều kiện thành cổ đông lớn thì là cơ hội giúp tổng công ty gia tăng nền tảng quản trị cho ngân hàng. 

Trả lời phỏng vấn của Người Đồng Hành, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC, cho biết công ty vẫn có chủ trương đầu tư vào VietinBank nhưng trước hết ngân hàng phải báo cáo, trình phương án tăng vốn tới các cơ quan có thẩm quyền bao gồm phương án để SCIC tham gia. Khi đó, công ty mới tiến hành nghiên cứu, khảo sát và ra quyết định đầu tư. Ông Thành nhận định trước nhất VietinBank phải có nhu cầu tăng vốn và huy động vốn từ bên ngoài. Sau đó, được cấp có thẩm quyền cho phép, SCIC sẽ dựa theo bộ tiêu chí, quy chế đầu tư theo thông lệ để xem xét việc mua cổ phần.

... và gợi ý từ J.P. Morgan  

Một phương án cải thiện vốn khác của VietinBank được J.P. Morgan đưa ra trong báo cáo gần đây là giải phóng vốn thông qua việc bán cổ phần tại một số khoản đầu tư hoặc công ty con. Hiện nay, ngân hàng có 10 công ty con và sở hữu trên 50% vốn như Chứng khoán VietinBank (75,61%), Bảo hiểm VietinBank (97,83%), Cho thuê tài chính VietinBank (100%), Công ty Chuyển tiền toàn cầu VietinBank (100%)…

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, phương án thoái vốn tại các công ty con, khoản đầu tư có thể giúp cải thiện vốn chủ sở hữu của VietinBank nếu bán được cổ phần với giá cao và mang về lợi nhuận. Sức ảnh hưởng của các đợt thoái vốn đối với VietinBank sẽ phụ thuộc mức độ thành công của các thương vụ.

Tăng vốn là vấn đề cấp thiết của VietinBank. Trước đó, Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ nhiều lần cho hay đó là câu chuyện cấp thiết. Nếu không tăng được vốn, ngân hàng khó tăng trưởng tín dụng, không đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế. 9 tháng đầu năm, một nguồn tin từ NHNN cho biết 9 tháng đầu năm ngân hàng tăng trưởng tín dụng trên dưới 6%. 

Gần đây, ngân hàng cũng có buổi làm việc với đại diện cổ đông Nhật Bản MUFG. Đại diện này kỳ vọng ngân hàng sẽ thực hiện mục tiêu tăng vốn sớm nhất có thể và khẳng định MUFG luôn ủng hộ ngân hàng trong mọi nỗ lực để thúc đẩy tiến trình tăng vốn. 

Thực tế, vài năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của VietinBank tương đối khiêm tốn so với những ngân hàng TMCP Nhà nước khác. Báo cáo tài chính mới nhất của ngân hàng cho thấy sau 9 tháng, tăng trưởng cho vay chỉ 4%, trong khi BIDV 9%, Vietcombank 12%. Theo nguồn tin từ NHNN, tín dụng ngân hàng sau 9 tháng chỉ tăng trên dưới 6%. Tổng tài sản sau 9 tháng là 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Lãi trước thuế hơn 8.400 tỷ, tăng 1%, lãi sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ tăng tương đương, lên hơn 6.800 tỷ đồng. Nợ xấu là 1,56%, giảm 2 điểm cơ bản so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 70% so với cuối 2018, lên 3.552 tỷ đồng. 

Thời gian qua, VietinBank liên tục thông báo phát hành trái phiếu. Gần nhất, đơn vị này đã phát hành thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Động thái trên diễn ra sau khi VietinBank được NHNN cho phép phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất tự quyết định từ tháng 3. Đây là phương án cải thiện vốn tạm thời khi hạn chót áp dụng Basel II còn chưa tới 2 tháng.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.