Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ 4 vụ việc sang Cơ quan điều tra

Từ đầu năm 2020 đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra. Đồng thời có...

Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ 4 vụ việc sang Cơ quan điều tra

Từ đầu năm 2020 đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra. Đồng thời có 2 vụ việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Khởi tố mới 290 vụ liên quan đến tham nhũng

Sáng 26.10, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, tính từ đầu năm 2020 đến nay, toàn ngành thanh tra đã triển khai 6.875 cuộc thanh tra hành chính (giảm 9% so với năm 2019) và 210.199 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giảm 17% so với năm 2019).

Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm; kiến nghị thu hồi 44.582 tỉ đồng và trên 1.401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.656 tập thể và nhiều cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 155 vụ, 135 đối tượng (so với cùng kỳ năm 2019, tăng 53 vụ).

Kiem toan Nha nuoc chuyen ho so 4 vu viec sang Co quan dieu tra

Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. ảnh: Quốc hội

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cũng thông tin, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỉ đồng; chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra; 2 vụ việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp 101 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các cơ quan chức năng.

Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 290 vụ, 616 bị can (tăng 70 vụ, 101 bị can so với cùng kỳ năm 2019).

Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 350 vụ/962 bị can; đã giải quyết 246 vụ/692 bị can, đạt 75,4%. Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham nhũng.

Về thi hành án hình sự trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, đã thi hành xong 3.605 việc (đạt tỉ lệ 84,13% số vụ việc có điều kiện thi hành), tăng 9,42% so với cùng kỳ năm 2019.

Số tiền thu được là 15.017,9 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 43,42% số có khả năng thi hành (tăng 14,01%) so với cùng kỳ năm 2019.

Kiên quyết không để xảy ra tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng

Cũng theo Tổng thanh tra Chính phủ, việc kiểm tra nội bộ, tự phát hiện tham nhũng trong một số bộ, ngành, địa phương còn hạn chế. Một số đơn vị thuộc một số bộ, ngành, địa phương xảy ra tham nhũng nhưng người đứng đầu chưa được xem xét, xử lý trách nhiệm kịp thời. Công tác thanh tra, giải quyết tố cáo phát hiện nhiều sai phạm trong nhiều lĩnh vực như đất đai, xây dựng, quản lý tài chính, ngân sách... nhưng việc kết luận hành vi tham nhũng trong các sai phạm này còn gặp khó khăn...

Để công tác phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn nữa, năm 2021, Chính phủ tiếp tục xác định phòng chống tham nhũng sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Đồng thời đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan tố tụng tiếp tục chú trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát được phát hiện qua hoạt động tố tụng, kiểm toán nhà nước; tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, kiên quyết không để xảy ra tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng chống thâm nhũng.

Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa

Việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn tiền đổ vào các cơ sở thờ tự hàng năm.

Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa
Theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III (Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ), về nguyên tắc, nguồn lực tại các cơ sở thờ tự, đền chùa là một loại quỹ công cần có sự kiểm soát.

Tổng công ty Điện lực TPHCM bị Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” năm 2020

(Kiến Thức) - Tổng công ty Điện lực TPHCM nằm trong hàng loạt dự án, doanh nghiệp lớn vừa được Kiểm toán Nhà nước đưa vào danh sách kiểm toán năm 2020.

Tổng công ty Điện lực TPHCM bị Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” năm 2020
Theo Báo giao thông, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phước vừa báo cáo Quốc hội kế hoạch kiểm toán năm 2020.

Kiểm toán Nhà nước: Sabeco không phải nộp 2.500 tỷ vào ngân sách?

(Kiến Thức) - Mới đây, công văn của Kiểm toán Nhà nước đã bỏ kiến nghị Sabeco phải nộp hơn 2.495 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
 

Kiểm toán Nhà nước: Sabeco không phải nộp 2.500 tỷ vào ngân sách?

Ngày 30/12, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (H0SE: SAB) cho biết đã nhận được công văn số 1624/KTNN ký ngày 25/12/2019 của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016.

Theo nội dung công văn, Kiểm toán Nhà nước đã bỏ kiến nghị "Sabeco phải nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là 2.495.452.387.436 đồng" tại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2016 của Sabeco.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.