Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc sang cơ quan điều tra

Trong năm 2020, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
 

Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc sang cơ quan điều tra
Sáng 5/1, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2021. Báo cáo tại hội nghị, Phó Tổng KTNN Nguyễn Quang Thành cho biết, năm 2020 KTNN đã thực hiện 174 cuộc kiểm toán, tổ chức thành 188 đoàn kiểm toán.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 4/1 là hơn 60 nghìn tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước gần 5 nghìn tỷ đồng, giảm chi ngân sách gần 14 nghìn tỷ đồng, kiến nghị khác hơn 41 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.
Qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Trong đó, có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, như: cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tích lũy tài chính công đoàn, thực hiện hợp đồng BT, BOT; công tác quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Kiem toan Nha nuoc chuyen 5 vu viec sang co quan dieu tra
 
Đáng lưu ý, trong năm 2020, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán, cụ thể:
Chuyển hồ sơ đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C03) của Bộ Công an về hành vi trốn thuế TNCN của ông Nguyễn Tài, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kho vận PTL và hành vi có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (02 vụ việc);
Chuyển hồ sơ cho Công an thành phố Đà Nẵng vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng 2.375m2 đất tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng của Doanh nghiệp Đa Phước để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
Gửi hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Phước để điều tra hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng hóa đơn của Công ty TNHH MTV Cao su Bảo Long và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thành Phước (2 vụ việc).
Trước đó, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019, ngành đã kiến nghị xử lý tài chính 81.095 tỷ đồng; chuyển 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 198 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tránh thất thoát, lãng phí.
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, ông Thành cho biết, sẽ thực hiện 181 cuộc kiểm toán, đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quả và chất lượng trên tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp quản lý hoạt động kiểm toán, cải cách hành chính, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán. Đồng thời, tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên nhà nước; chấp hành, tuân thủ tuyệt đối quy định về quy tắc ứng xử, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN.

Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa

Việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn tiền đổ vào các cơ sở thờ tự hàng năm.

Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa
Theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III (Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ), về nguyên tắc, nguồn lực tại các cơ sở thờ tự, đền chùa là một loại quỹ công cần có sự kiểm soát.

Kiểm toán kết luận gì... 'ông lớn' HUD và VICEM phải kiểm điểm?

Đại diện Bộ Xây dựng cho hay, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Xi măng (VICEM) đã thực hiện các nội dung kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước như xử lý hành chính, thu hồi và kiểm điểm.

Kiểm toán kết luận gì... 'ông lớn' HUD và VICEM phải kiểm điểm?
Kiem toan ket luan gi... 'ong lon' HUD va VICEM phai kiem diem?
Lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội) được chủ trương chuyển nhượng nhưng VICEM chưa hoàn thành thủ tục. 

Kiểm toán Nhà nước nói về tình trạng liên doanh liên kết ở bệnh viện

TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III cho biết, nhiều bệnh viện công xảy ra hiện tượng thu vượt, thu sai các khoản trong cơ cấu giá, thu các khoản chưa có cơ cấu giá nhiều dịch vụ bệnh nhân không sử dụng vẫn phải trả tiền.

Kiểm toán Nhà nước nói về tình trạng liên doanh liên kết ở bệnh viện
Kiem toan Nha nuoc noi ve tinh trang lien doanh lien ket o benh vien
 Nhiều bệnh viện thuộc Bộ Y tế có hoạt động liên doanh, liên kết. Ảnh minh họa: Mạnh Thắng

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.