6 tháng 2019, do kinh doanh dưới giá vốn, cộng thêm gánh nặng từ chi phí tài chính, chi phí bán hàng... khiến VOS lỗ ròng hơn 68 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2017 và 2018, VOS đều kinh doanh có lợi nhuận nhưng con số chẳng là bao khi chỉ lần lượt 11 và 17 tỷ đồng. Do đó, với mức lỗ nặng hàng trăm tỷ đồng từ các năm trước để lại khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 30/6/2019 của VOS ghi âm tới mức 845 tỷ đồng.
Theo VOS, kết quả kinh doanh 6 tháng 2019 thua lỗ chủ yếu do thị trường vận tải biển tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi chịu tác động tiêu cực từ những diễn biến chính trị và kinh tế thế giới, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Ngoài ra, VOS cũng gặp áp lực từ việc giá nhiên liệu tăng cao (giá FO/DO tiêu thụ bình quân lần lượt tăng 61 USD/tấn và 46 USD/tấn so với cùng kỳ 2018) và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Tình hình tài chính của VOS những quý gần đây (nguồn VietstockFinance) |
Bởi thế, tại ngày 30/6/2019, cán cân tài chính của VOS vẫn mất cân đối khi nợ ngắn hạn tới 1.176 tỷ đồng (chủ yếu là vay nợ tài chính 772 tỷ đồng), cao hơn tài sản ngắn hạn khi giảm về mức 998,5 tỷ đồng. Vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì ở mức cao với 1.139 tỷ đồng.
VOS cho rằng, vay nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn do VOS đang tiếp tục tái cơ cấu tài chính kết hợp xử lý với các tổ chức tín dụng theo nghị quyết của Chính phủ.
Đến 30/6/2019, tổng nợ phải trả của Công ty là 2.834 tỷ đồng, giảm 156 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2018. Tuy nhiên, đến nay do việc đàm phán xử lý các khoản nợ với các bên chưa thống nhất, Công ty vẫn phải phân loại nghĩa vụ trả nợ của các khoản vay dài hạn sang vay ngắn hạn nên nợ ngắn hạn tăng.
Bên cạnh đó, một số khoản nợ đã được thống nhất phương án nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận giảm nợ phải trả ngắn hạn.
VOS cho biết, trong thời gian còn lại của năm 2019, Công ty cân đối dòng tiền đảm bảo duy trì hoạt động liên tục kết hợp với thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Theo đó, VOS tiếp tục đàm phán với các tổ chức tín dụng và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để có thể sớm thống nhất các phương án xử lý các khoản nợ vay. Thanh lý một số tài sản có giá trị lớn để bổ sung dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh kết hợp thanh toán nghĩa vụ nợ.
Các nhà băng đang cho VOS vay gồm Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với gần 552 tỷ đồng ngắn hạn; Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam hơn 114 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) là 53 tỷ đồng.
Về vay dài hạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam với gần 728 tỷ đồng, MSB 340 tỷ đồng và BaoVietBank 61,8 tỷ đồng, DATC 9 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh được phản ánh qua mức giá cổ phiếu nên VOS hiện chỉ quanh mức 2.000 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm hơn 84% tính từ khi lên sàn chứng khoán.