Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Vietnam Airlines

(Vietnamdaily) - Đơn vị kiểm toán nhận thấy “sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục" của Vietnam Airlines.
 

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) mới công bố BCTC hợp nhất đã soát xét với mức lỗ hợp nhất sau thuế 5.237 tỷ đồng.

Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam cho biết tại ngày 30/6/2022, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền là 36.425 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.897 tỷ đồng và khoản phải trả quá hạn là 14.858 tỷ đồng.

Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê.

Đơn vị kiểm toán nhận thấy “sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục" của Vietnam Airlines.

Kiem toan nghi ngo kha nang hoat dong cua Vietnam Airlines
 

Ngoài ra, Deloitte Việt Nam chỉ ra là Vietnam Airlines vẫn áp dụng cách tính và ghi nhận chi phí khấu hao và chi phí phân bổ tiền sửa chữa bảo dưỡng của các máy bay và động cơ cho kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2022 theo các hướng dẫn kế toán riêng mà các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt áp dụng cho các năm 2020 và 2021.

Tại ngày lập báo cáo soát xét, Vietnam Airlines đã trình các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục được áp dụng hướng dẫn kế toán riêng cho các khoản mục này cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022 và đang chờ phê duyệt chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền.

Do nhiều tàu bay phải nằm đất do phong tỏa trong đại dịch, Vietnam Airlines đã đề nghị và được chấp thuận cách tính khấu hao máy bay và động cơ theo số giờ khai thác thực tế thay vì khấu hao theo đường thẳng như đã làm trong điều kiện bình thường.

Việc sử dụng phương pháp khấu hao theo mức độ sử dụng tài sản thực tế đã giúp Vietnam Airlines giảm chi phí và bớt thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong các năm 2020 và 2021. Nếu không được tiếp tục áp dụng chính sách kế toán này trong năm 2022, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines sẽ bị ảnh hưởng.

Vietnam Airlines nói gì về việc tiếp tục chìm trong thua lỗ quý 2/2022?

(Vietnamdaily) - Vietnam Airlines vẫn chưa thoát lỗ trong quý 2/2022 với 2.568 tỷ đồng, đã giảm so mức 4.530 tỷ của cùng kỳ.  

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với tổng doanh 18.429 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ nhờ đà tăng của doanh thu vận tải hàng không.

Kỳ này, Vietnam Airlines chỉ lỗ gộp 377 tỷ đồng, thay vì mức khủng 3.400 tỷ của cùng kỳ năm trước.

Thêm vào đó, Vietnam Airlines ghi nhận lãi liên doan liên kết 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 41 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hãng hàng không này lại phải chi tới hơn 1.100 tỷ đồng chi phí tài chính (vọt 172%) do lỗ chênh lệch tỷ giá (841 tỷ) và lãi tiền vay (262 tỷ). Đồng thời, chi phí bán hàng tăng mạnh lên 659 tỷ đồng.

Do đó, Vietnam Airlines vẫn chưa thoát lỗ trong quý 2/2022 với 2.568 tỷ đồng, đã giảm so mức 4.530 tỷ của cùng kỳ.  

Vietnam Airlines noi gi ve viec tiep tuc chim trong thua lo quy 2/2022?
 Kết quả kinh doanh quý 2/2022 của Vietnam Airlines

Lương của Chủ tịch, CEO Vietnam Airlines ra sao mà HVN "giấu" thuyết minh thù lao?

(Vietnamdaily) - Người nhận mức tiền lương, thù lao cao nhất HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là Tổng giám đốc ông Lê Hồng Hà. 

Giữa tháng 7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) số tiền 20 triệu đồng vì trong BCTC năm 2021 đã được kiểm toán, hãng bay này không thuyết minh chi tiết thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của Ban Tổng giám đốc.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ vừa mới công bố của Vietnam Airlines đã xuất hiện phần thuyết minh về tiền lương và thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 

Theo đó, tổng tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành 6 tháng đầu năm của hãng hàng không quốc gia bằng 51,6% so với cả năm 2021. Tiền lương bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là 60,8 triệu đồng/người/tháng. Thù lao bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát là 10,5 triệu đồng/người/tháng.

Đáng chú ý, người nhận mức tiền lương, thù lao cao nhất HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là Tổng giám đốc ông Lê Hồng Hà. Ông Hà nhận 466 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm, tương đương gần 78 triệu đồng/tháng.

Chủ tịch HĐQT ông Đặng Ngọc Hòa chỉ đứng thứ hai với 414 triệu đồng, tương đương 69 triệu đồng/tháng, trong khi con số cùng kỳ năm 2021 là 269 triệu đồng.

Trong khi đó, Trưởng Ban Kiểm soát bà Nguyễn Thị Thiên Kim nhận lương, thù lao 341 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm, tức trung bình gần 57 triệu đồng/tháng; Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền nhận 375 triệu đồng, tăng hơn 144 triệu so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng nhận được mức lương 375 triệu còn 3 Phó Tổng giám đốc của HVN là ông Trịnh Ngọc Thành, ông Trịnh Hồng Quang và ông Nguyễn Chiến Thắng.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 Bảng lương của ban lãnh đạo HVN bán niên 2022.

Tại phiên họp thường niên diễn ra vào cuối tháng 6, đại hội đồng cổ đông Vietnam Airlines dự kiến quỹ tiền lương, thù lao của lãnh đạo doanh nghiệp trong năm nay ở mức 4,15 tỷ đồng. Trong đó, quỹ tiền lương là hơn 3,6 tỷ đồng, còn quỹ thù lao là 552 triệu đồng.

Trong tài liệu bổ sung, Vietnam Airlines cho biết tổng quỹ tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS) và Ban Tổng Giám đốc trong năm 2021 là hơn 8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2020.

Trong đó, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa dẫn đầu với thù lao cao nhất đạt tới 993 triệu đồng trong cả năm, ứng với gần 83 triệu đồng/tháng. Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà nhận về 988 triệu đồng, đứng thứ 2.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 Bảng lương lãnh đạo HVN trong năm 2020 và 2021.

Các Phó Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, kế toán trưởng, Trưởng Ban Kiểm soát… đều có mức lương xấp xỉ 800 triệu đồng như ông Trịnh Ngọc Thành, Trịnh Hồng Quang Tạ Mạnh Hùng, Trần thanh Hiền, Lê Trường Giang, bà Nguyễn Thị Thiên Kim…

Một số lãnh đạo của Vietnam Airlines ghi nhận thu nhập tăng mạnh so với 2020 do thay đổi vị trí công tác. Cụ thể, ông Đặng Ngọc Hòa làm Phó Tổng Giám đốc đến ngày 9/8/2020, sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Phạm Ngọc Minh đến tuổi về hưu.

Hay như ông Lê Hồng Hà làm Phó Tổng Giám đốc từ tháng 4/2015 đến 31/12/2020. Kể từ 1/1/2021, ông Hà được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc thay cho ông Dương Trí Thành nghỉ hưu.

Tin mới