Kịch bản xấu nhất, SCIC chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận năm nay

Ở kịch bản tốt nhất, SCIC sẽ hoàn thành 82% kế hoạch, trong khi ở kịch bản xấu, lợi nhuận của tổng công ty dự kiến chỉ ở mức 16% kế hoạch.

Ngày 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), các khó khăn vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ và kiến nghị đề xuất.

Bảo toàn vốn nhà nước

Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC Nguyễn Đức Chi cho biết sau gần 14 năm đi vào hoạt động (8/2006), Tổng công ty đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các công ty cổ phần sau cổ phần hóa. Cơ chế người đại diện phần vốn Nhà nước triển khai tại tất cả các doanh nghiệp được kết hợp chặt chẽ với sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của chủ sở hữu đã giúp SCIC bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

SCIC cũng triển khai thành công bước đầu mô hình đại diện chủ sở hữu thực hiện đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước với tổng vốn đầu tư đã giải ngân đến thời điểm hiện nay là khoảng 28.000 tỷ đồng, bảo toàn vốn và đạt hiệu quả khá cao.

Lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu của SCIC đạt trên 51.911 tỷ đồng; tổng tài sản đạt trên 55.828 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách); vốn hóa thị trường đạt 146.512 tỷ đồng (khoảng 6.2 tỷ USD). So với thời điểm thành lập, doanh thu của SCIC tăng gấp 46,8 lần; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 37,1 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 14,2 lần; tổng tài sản tăng gấp 10,5 lần. Hơn 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Tổng công ty đạt 1.384 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 858 tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 762 tỷ đồng, bằng 22% so với kế hoạch.

Đến nay, SCIC đã tiếp nhận được 1.068 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 21.969 tỷ đồng, trong đó, năm 2019, tiếp nhận được 13 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 7.160 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, SCIC đã bán vốn tại hơn 1.000 doanh nghiệp với giá vốn 11.169 tỷ đồng và thu về 47.306 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thuộc diện bán vốn chủ yếu có quy mô nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả nhưng kết quả bán vốn thu được gấp 4,2 lần giá vốn (bình quân cả nước là 1,48 lần).

Kich ban xau nhat, SCIC chi hoan thanh 16% ke hoach loi nhuan nam nay

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu. Ảnh:Doãn Tấn/TTXVN.

3 kịch bản phát triển trong bối cảnh dịch Covid-19

3 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế trong nước. Về đầu vào, với đặc thù hoạt động hiện tại, SCIC ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh đến việc huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển (do Tổng công ty chưa phải vay nợ) và chi phí sản xuất (chủ yếu là chi phí quản lý và giá vốn các doanh nghiệp bán vốn, không trực tiếp sử dụng nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển như các đơn vị sản xuất khác).

Tuy nhiên, với phần lớn các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC, là những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp bị ảnh hưởng rất nặng nề vì các đầu vào nói trên tăng giá hoặc khan hiếm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, khó khăn trong việc tiêu thụ đầu ra.

Theo số liệu cập nhật đến cuối tháng 3, một số doanh nghiệp ước tính thiệt hại rất lớn như: Tập đoàn Dệt may Vinatex dự kiến giảm 22% doanh thu (284 tỷ đồng) và 79% lợi nhuận (237 tỷ đồng) so với kế hoạch; Công ty Cổ phần viễn thông FPT – FPT Telecom dự kiến giảm 15% doanh thu (1.789 tỷ đồng) và 20% lợi nhuận (413 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam dự kiến giảm 2.089 tỷ đồng doanh thu và 413 tỷ đồng lợi nhuận so với kế hoạch…

Do đó, khả năng doanh thu năm 2020 của SCIC có thể bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, trong đó, doanh thu từ cổ tức, bán vốn và doanh thu tài chính đều giảm do hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp hết sức khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm cả về cung và cầu, một mặt khó thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, mặt khác hoạt động của các doanh nghiệp bán vốn rất khó khăn nên chất lượng nguồn cung không tốt.

Theo ông Nguyễn Đức Chi, SCIC đã xây dựng 3 kịch bản triển khai kế hoạch trong năm 2020, trong đó, nếu dịch bệnh kết thúc trong quý II, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của SCIC dự kiến cùng đạt 82% kế hoạch. Nếu dịch bệnh kết thúc trong quý III, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của SCIC dự kiến đạt tương ứng 64% và 46% kế hoạch.

Nếu quý IV, dịch Covid-19 mới kết thúc, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của SCIC dự kiến chỉ đạt tương ứng 50% và 16% kế hoạch. Hiện Tổng công ty vẫn quyết tâm chưa điều chỉnh kế hoạch năm 2020.

Nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến bán vốn, cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp, công tác đầu tư… đã được lãnh đạo SCIC nêu ra tại cuộc họp. Do hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và SCIC còn nhiều bất cập, đến nay, một số kiến nghị, đề xuất của Tổng công ty vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng cho biết hoạt động của SCIC còn nhiều khó khăn. Hiện Tổng công ty chưa xây dựng được chiến lược phù hợp, do đó vướng về định hướng, lĩnh vực đầu tư. Việc tiếp nhận doanh nghiệp còn chậm, lúng túng trong áp dụng quy định pháp luật để thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. “Hai chức năng chính của SCIC là tiếp nhận doanh nghiệp và đầu tư, đến thời điểm này đã bộc lộ nhiều vướng mắc, do mâu thuẫn giữa các quy định hiện hành”, ông Hồ Sỹ Hùng cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng nếu xác định đủ cơ chế và đúng chiến lược hoạt động, SCIC sẽ hoạt động tốt. Nhưng nếu bó buộc, hoạt động như một tổng công ty nhà nước bình thường, thì trong “chiếc áo chật” đó, SCIC rất khó nâng cao hiệu quả.

Nhận định mô hình của SCIC là hoàn toàn có cơ hội để phát triển, Thứ trưởng nhận định để SCIC trở thành “quả đấm thép” trong khối doanh nghiệp nhà nước, cần phải xác định lại chiến lược của Tổng công ty này, những doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC nếu không hiệu quả cần thoái hết vốn nhà nước, tính toán lại việc chuyển giao doanh nghiệp từ các địa phương về và sửa cơ chế để tạo điều kiện cho công tác bán vốn, cổ phần hóa…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải thông tin hiện đã tạm dừng việc chuyển giao doanh nghiệp từ các địa phương về SCIC. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nghị định sửa đổi Nghị định 126/NĐ-CP (Về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần) và Nghị định 32/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp).

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thu Vân, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, các doanh nghiệp do SCIC quản lý cũng được thực hiện theo quy định này. Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, bà đề nghị, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp nhà nước và SCIC để Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ.   

Tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, then chốt

Ghi nhận SCIC đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giao và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt hoạt động, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng với vị trí và tiềm lực của mình, SCIC có thể làm được nhiều hơn nữa.

Kich ban xau nhat, SCIC chi hoan thanh 16% ke hoach loi nhuan nam nay-Hinh-2

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh:Doãn Tấn/TTXVN.

SCIC cần hoàn thiện định hướng chiến lược để phát triển cho trúng, đúng, nâng cao vị trí, vai trò của SCIC trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước nói riêng, ngành kinh tế của đất nước nói chung. Một mặt, SCIC phải góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, nhưng đồng thời phải kinh doanh có lãi, phát triển được đồng vốn, đúng pháp luật.

Phó Thủ tướng lưu ý SCIC “có thái độ dứt khoát là không nên ôm đồm quá nhiều doanh nghiệp địa phương chuyển về, không quản trị được, trong khi chiến lược chưa có, phương hướng, nhiệm vụ chưa rõ, lại đang chịu ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, bán vốn khó, chứng khoán, cổ phiếu dao động, trái phiếu khó phát hành”.

Phó Thủ tướng cho rằng, thể chế, pháp luật còn nhiều vướng mắc, cách làm của SCIC vẫn “đang đi dò dẫm, chưa có phương hướng rõ ràng để đi dài hơi, loay hoay cho từng năm”. Nhấn mạnh, không nên đầu tư quá phân tán, chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế như công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông, chế biến thực phẩm, tài chính, xăng dầu, vận tải hàng không, đường sắt…,

Phó Thủ tướng yêu cầu SCIC làm rõ lĩnh vực, ngành nghề nào để thực hiện chiến lược phát triển, lĩnh vực, ngành nghề nào  thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, không sa vào vụn vặt, các công ty con cần cơ cấu lại, bán, cho thuê, sáp nhập, giải thể…, đảm bảo kinh doanh hoạt động theo hướng thị trường, mục tiêu bảo toàn vốn, tối đa hóa lợi nhuận.

“Xác định định hướng chiến lược để thực sự đưa SCIC trở thành doanh nghiệp trọng yếu hay quả đấm của nền kinh tế, nhưng phải thực sự tham gia vào hệ thống chủ đạo của kinh tế nhà nước một cách có hiệu quả”, đặt ra yêu cầu trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Tổng công ty xác định hướng đi cho đúng, huy động đúng tiềm lực, đầu tư đúng để phát triển. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, tạm thời dừng những hoạt động không hữu ích, hoạt động nào thích ứng được phải đẩy mạnh, quan trọng là phải có chiến lược đầu tư lâu dài.

Để tạo điều kiện cho SCIC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Phó Thủ tướng cho rằng các khó khăn, vướng mắc của Tổng công ty cần được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan khẩn trương phối hợp rà soát tháo gỡ. Liên quan đến các kiến nghị chuyển giao doanh nghiệp về SCIC, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty chủ động làm việc với các bộ, ngành để chuyển giao theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về cơ chế bán vốn và cổ phần hóa, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của SCIC về sửa đổi bổ sung Nghị định 32 và Nghị định 126. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo thẩm quyền hướng dẫn hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền về việc cho phép SCIC triển khai xác định giá khởi điểm trên cơ sở ý kiến của tổ chức tư vấn thẩm định giá theo quy định. Trường hợp bán đấu giá, chào bán cạnh tranh không thành công, cho phép SCID áp dụng cơ chế bán vốn đặc thù (hạ giá khởi điểm) quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý nguyên tắc thoái vốn là phải công khai, minh bạch, rõ ràng, tư vấn thẩm định đúng giá trị, không để dư luận đánh giá không tốt như thiếu công khai hay có lợi ích nhóm.

Nhìn 10 mẫu nhà mái thái 800 triệu đồng này ai cũng muốn xây nhà lập tức

(VietnamDaily) - Với những ưu điểm lớn như tính thẩm mỹ cao, hiện đại, sang trọng, các mẫu nhà mái thái này càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Nhin 10 mau nha mai thai 800 trieu dong nay ai cung muon xay nha lap tuc
 Nhà mái thái 2 tầng khoảng 800 triệu đồng, ấn tượng với những khối vuông tuy đơn giản nhưng lại thể hiện dược sự rõ nét của phong cách hiện đại. Ảnh: Wedo.

Những thương vụ ngàn tỷ bất thành của SCIC trong năm 2019

SCIC phải hủy bỏ cuộc đấu giá QTP, VOC, DMC, SGC, CAG do không có nhà đầu tư tham gia.

Loạt phiên đấu giá ngàn tỷ bị hủy bỏ

Mới đây, SCIC phải thông báo hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16 giờ 00 ngày 4/12) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Theo thông báo trước đó, SCIC đưa hơn 51,4 triệu cổ phần, chiếm 11,42% vốn điều lệ của Nhiệt điện Quảng Ninh lên đấu giá. Giá khởi điểm 23.800 đồng/cp, tương đương mức dự thu tối thiểu 1.223 tỷ.

Doanh nghiệp Mã CK Khối lượng chào bán (triệu) Giá chào bán (đồng)
Nhiệt điện Quảng Ninh QTP 51,4 23.800
Cảng An Giang CAG 7,3 99.000
Domesco DMC 12 119.600
Vocarimex VOC 44,2 22.300
XNK Sa Giang SGC 3,56 111.700

Đây không phải là trường hợp thất bại đầu tiên của SCIC trong năm 2019. Nhiều thương vụ thoái vốn quy mô hàng ngàn tỷ khác của tổng công ty cũng bị hủy bỏ do không có nhà đầu tư tham gia.

Như trong tháng 10, phiên đấu giá 7,3 triệu cp Cảng An Giang (UPCoM: CAG) giá khởi điểm 723 tỷ đồng không thể tổ chức khi không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Vào tháng 8, liên tiếp phiên đấu giá 12 triệu cp Domesco (HoSE: DMC) giá 119.600 đồng/cp và 44,2 triệu cp Vocarimex (UPCoM: VOC) giá 22.300 đồng/cp. Hay trong tháng 7, 50% vốn XNK Sa Giang (HNX: SGC), tương đương 3,56 triệu cp được SCIC chào bán giá 111.700 đồng/cp không tìm ra chủ mới.

Trong năm qua, SCIC chỉ hoàn tất được với những thương vụ thoái vốn quy mô nhỏ. Tính đến hết tháng 11, 2 thương vụ thoái vốn thành công lớn nhất là bán gần 10 triệu cp Ladophar thu về 77,3 tỷ đồng và bán 10,3 triệu cp In tổng hợp Cần Thơ thu về 211 tỷ đồng. Đáng chú ý, những phiên đấu giá này thành công nhờ sự tham gia của đa phần là các cá nhân, hoàn toàn vắng bóng tổ chức.

Thất bại do đâu?

Các thương vụ thoái vốn mà SCIC tiến hành trong năm đa phần là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá. Tổng công ty lý giải việc bán toàn bộ để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.

Đồng thời, mức giá khởi điểm đưa ra cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu trên thị trường. Như SCIC chào bán cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh với giá 23.800 đồng/cp trong khi thị giá chỉ ở vùng 11.000 đồng/cp, thoái Domesco với giá gấp 1,7 lần  và thoái Vocarimex với giá khởi điểm cao hơn giá thị trường 40%.

Với các thương vụ thoái vốn trước đây như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Sabeco, Vinamilk… sau khi Nhà nước thoái vốn xong với giá cao ngất ngưởng thì thị giá lại có xu hướng đi xuống.

Về hoạt động kinh doanh, một vài đơn vị lợi nhuận suy giảm hoặc đà tăng chững lại.

Nhung thuong vu ngan ty bat thanh cua SCIC trong nam 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Như Vocarimex 9 tháng thực hiện được 1.838 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 45%; lãi sau thuế 136 tỷ, giảm 33% cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là giá dầu trên thị trường liên tục giảm từ đầu năm đến nay trong khi giá hàng tồn kho cao.

Mới đây, công ty lấy ý kiến cổ đông điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 thành 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất thành 180 tỷ đồng, giảm lần lượt 40% và 38% so với kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6.

Domesco chững lại khi doanh thu 9 tháng đạt 1.048 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 166 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% và 2% cùng kỳ năm trước.

Nhiệt điện Quảng Ninh quý III báo lỗ 5,6 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lãi sau thuế 264,7 tỷ đồng; khả quan so với con số lỗ lần lượt 311 tỷ và 35 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tính đến 30/9, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty vẫn âm 234 tỷ đồng.

Tin mới