Khủng long liệu có thể hồi sinh trên Trái Đất?

Khủng long một ngày nào đó có thể tái xuất trên Trái đất sau khi các nhà khoa học phát hiện mẫu máu thời tiền sử trong xác côn trùng cách đây 45 triệu năm.
 

Khủng long liệu có thể hồi sinh trên Trái Đất?
 
Theo Daily Star, kể từ khi bộ phim bom tấn “công viên kỷ Jura” công chiếu, câu hỏi về việc liệu loài khủng long có thể hồi sinh nhờ các mẫu vật còn nguyên vẹn hay không.
Đây là thách thức lớn đối với các nghiên cứu bởi mẫu vật đã trải qua quãng thời gian dài hàng chục triệu năm.
Mới đây nhất, Tiến sĩ Susie Maidment, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh nói, có khả năng máu của khủng long T-Rex và Velociraptor giúp tái tạo cấu trúc ADN.
“Chúng tôi biết có loài muỗi và côn trùng từ thời khủng long và chúng được bảo quản nguyên vẹn trong hổ phách”, bà Maidment nói. “Nhưng hổ phách không giúp bảo quản mẫu máu của hóa thạch”.
Một bộ xương khủng long còn nguyên vẹn.
Một bộ xương khủng long còn nguyên vẹn. 
Vài năm trước, có một con muỗi tồn tại cách đây 45 triệu năm, tức là khoảng 20 triệu năm sau khi khủng long tuyệt chủng, được bảo quản nguyên vẹn trong một trầm tích.
Con muỗi này có sắc tố đỏ ở bụng. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện đây chính là mẫu máu của vật chủ.
“Ý tưởng về việc trích xuất máu khủng long từ những loài côn trùng từ thời tiền sử không phải là không có cơ sở”, bà Maidment nói. Có trong tay ADN của khủng long, các nhà khoa học có thể kết hợp với các sinh vật như chim, cá sấu để tạo nên loài khủng long hoàn chỉnh.
Hai năm trước, Tiến sĩ Maidment và cộng sự tìm thấy tế bào hồng cầu bên trong xương khủng long có niên đại từ kỷ Phấn trắng (145-66 triệu năm trước).
Họ tìm cách trích xuất ADN nhưng không thành công. Dù vậy, Tiến sĩ Maidment tin rằng, việc con người thu thập ADN của khủng long và kết hợp với các sinh vật ngày nay để tái tạo loài khủng long hoàn chỉnh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phát hiện hóa thạch “khủng long biển” khổng lồ ở Ấn Độ

Một bộ xương hóa thạch của loài khủng long biển Ichthyosaur vừa mới được tìm thấy bên ngoài ngôi làng Lodai, tỉnh Gujarat, miền tây Ấn Độ.

Phát hiện hóa thạch “khủng long biển” khổng lồ ở Ấn Độ
Đây là hóa thạch đầy đủ nhất của loại cá được mệnh danh là “khủng long biển” sống vào khoảng 150 triệu năm trước, với kích cỡ to lớn như một chiếc thuyền. Hóa thạch được lưu giữ tốt sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu về sự phát triển và phổ biến của loài cá cổ địa trong thế giới cổ đại, National geographic hôm 25/10 đưa tin.

"Khủng long thiên nga" kỳ dị ở Mông Cổ

Hóa thạch 75 triệu năm ở Mông Cổ thuộc về con khủng long trông như tổ hợp lai kỳ dị giữa thiên nga, cá sấu, vịt và đà điểu.

"Khủng long thiên nga" kỳ dị ở Mông Cổ
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện trứng khủng long hóa thạch tại Trung Quốc (Nguồn: VTVNews)
Nhà cổ sinh vật học Dennis Voeten (Đại học Palacky, Cộng hòa Séc) và các cộng sự đặt tên sinh vật này là Halszkaraptor escuilliei, gọi tắt là Halszka, lấy theo tên nhà cổ sinh vật học quá cố người Ba Lan Halszka Osmolska. Nó được xác định là một con khủng long, dù hình dáng kỳ dị.

Phát hiện loài khủng long có bề ngoài giống vịt

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới, có bề ngoài rất giống vịt, sống được cả ở trên cạn lẫn có khả năng bơi dưới nước.

Phát hiện loài khủng long có bề ngoài giống vịt
Mời quý độc giả xem video: Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở TQ
Andrea Cau - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Địa chất Giovanni Capellini thuộc Đại học Bologna (Italy), và các cộng sự vừa phát hiện thấy hóa thạch hoàn chỉnh của một loài khủng long có bề ngoài trông giống như vịt ở Mông Cổ. Tên khoa học của loài này là Halszkaraptor escuilliei. Kết quả phát hiện đã được công bố trên tạp chí Nature hôm 6/12.

Đọc nhiều nhất

Tin mới