Khủng hoảng Nga-Ukraine: Hé lộ diện mạo mới của tuần duyên Nga

Cuộc đối đầu gần đây giữa Nga và Ukraine trên biển Azov đã đưa lực lượng tuần duyên Nga, vốn bị xem là ít được để ý, vào tâm điểm chú ý.

Khủng hoảng Nga-Ukraine: Hé lộ diện mạo mới của tuần duyên Nga
Tuần duyên Nga là một thành phần trong lực lượng biên phòng. Trong lần tái cơ cấu tổ chức vào năm 2003, lực lượng biên phong được sáp nhập vào cơ quan An ninh liên bang (FSB). FSB “kế tục” cơ quan an ninh KGB có từ thời Liên Xô để trở thành một cơ quan quan trọng, phụ trách tình báo nội địa, an ninh của Nga.
Tuy nhiên, biên phòng là lực lượng lẫy lừng trong lịch sử nước Nga, với ngày truyền thống vào 28/5 hằng năm. Tuần duyên Nga do đó là một lực lượng vừa thi hành pháp luật, vừa như một cơ quan tình báo, cho dù gốc rễ là chấp pháp trên biển. Sự kiện tàu tuần duyên Nga đâm tàu hải quân Ukraine trên eo biển Kerch cho thấy lực lượng này có thể có tầm kiểm soát lớn hơn trước. Thêm nữa, việc hỗ trợ từ không quân trong vụ việc này cho thấy có vẻ đã có sự phối hợp giữa FSB và quân đội, theo nhận định của tạp chí quân sự Warisboring.
Khung hoang Nga-Ukraine: He lo dien mao moi cua tuan duyen Nga
 Tàu tuần duyên của Biên phòng Nga.
Sự kiện ở Kerch cũng đánh dấu sự phát triển của lực lượng tuần duyên sau 15 năm nhập vào FSB. Đây cũng là tiền đề cho việc sử dụng lực lượng này trong tương lai ở những vùng biển “nóng”, đặt ra câu hỏi về việc Mỹ và NATO sẽ đối đầu ra sao đối với lực lượng tuần duyên Nga.
Theo một số nhà quan sát phương Tây, sự kiện eo biển Kerch phản ánh một phương thức mới trong việc sử dụng lực lượng tuần duyên, cũng gần giống như khi Trung Quốc hoặc Iran sử dụng lực lượng bán quân sự hay cảnh sát biển.
Theo học giả Mỹ Conor Kennedy, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tuần duyên hay dân quân rất hiệu quả nhằm khẳng định sự hiện diện, tiến hành quấy rối và phá hoại, đi kèm hoặc tạo ra tiền đề cho các hành động quân sự, thu thập thông tin tình báo.
Còn Iran, trong khi sử dụng các tàu quân sự nhỏ quấy rối tàu hải quân Mỹ, Tehran còn có chiến thuật sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đa dạng hóa phương thức sử dụng vũ lực. Và rất có thể Nga cũng dùng lực lượng tuần duyên để thực thi nhiệm vụ tương tự trên eo biển Kerch.
Vì sao lại là tuần duyên, mà không phải là hải quân? Theo kiến giải của tác giả Rebecca Pincus, giảng viên Học viện Hải quân Mỹ trên Warisboring, sử dụng Hải quân Nga phong tỏa eo biển Kerch có thể xung đột leo thang bởi đây là cuộc đụng độ giữa hai quân đội. Sử dụng tuần duyên Nga biến đây trở thành vấn đề chấp pháp thay vì một hành động chiến tranh quân sự.
Sử dụng lực lượng tuần duyên, Nga có thêm những lựa chọn trong việc xử lý tình hình ở biển Azov và nhiều nơi khác. Đó có thể là biển Barents, nơi có các hoạt động đánh cá của ngư dân Nga và Na Uy.
Khung hoang Nga-Ukraine: He lo dien mao moi cua tuan duyen Nga-Hinh-2
Cảnh tàu tuần duyên Nga đâm tàu kéo hải quân Ukraine.
Tuy nhiên, hải quân Na Uy và hải quân Nga cùng lực lượng tuần duyên cho tới nay phối hợp hoạt động khá hiệu quả.
Và tuần duyên cũng vẫn là lĩnh vực đang có sự phối hợp tốt giữa các nước NATO và Nga. Thậm chí tuần duyên Mỹ, Canada và Na Uy, tất cả đều phải phối hợp với tuần duyên Nga trong nhiều vấn đề an ninh mềm như đảm bảo các hoạt động đánh cá diễn ra đúng pháp luật, phản ứng khi có sự cố tràn dầu, các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn…
Dù xét theo quan điểm nào thì sự kiện đâm va và bắt giữ tàu hải quân của Ukraine cho thấy tuần duyên Nga nay có vai trò quan trọng hơn trước rất nhiều.

Tàu chiến Ukraine tiến vào biển Azov, Nga cử Su-27 "hộ tống"

Hai chiến hạm của Hải quân Ukraine gồm tàu chỉ huy "Donbass" và tàu kéo "Korets" ngày 23/9 đã tiến vào biển Azov qua cầu Crimea do Nga xây dựng bắc qua eo biển Kerch.
 

Tàu chiến Ukraine tiến vào biển Azov, Nga cử Su-27 "hộ tống"
Cùng ngày, Bộ tư lệnh Hải quân Ukraine đã ra tuyên bố cho biết, hai tàu hải quân nước này rời cảng Odessa ở miền nam Uzbekistan và rất khó khăn để tiến vào biển Azov qua eo biển Kerch.

Ukraine sẽ ra sao sau khi tuyên bố tình trạng thiết quân luật?

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine đã đệ trình lên Quốc hội yêu cầu ban bố tình trạng thiết quân luật sau khi lực lượng biên phòng Nga bắt giữ ba tàu chiến của Kiev trên Biển Đen.

Ukraine sẽ ra sao sau khi tuyên bố tình trạng thiết quân luật?

Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đã lên tiếng ủng hộ đề xuất thiết quân luật trong 60 ngày của Tổng thống Petro Poroshenko, RT cho biết. Kế hoạch sẽ được đệ trình lên Quốc hội Ukraine phê duyệt. Tổng thống Poroshenko nói Kiev không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự nào nếu việc thiết quân luật được phê duyệt.

Phát biểu sau cuộc họp khẩn về vụ việc, Tổng thống Poroshenko nói rằng Kiev đã yêu cầu NATO và Liên minh châu Âu (EU) phối hợp hành động để đảm bảo an ninh của Ukraine. “Chúng tôi kêu gọi toàn bộ liên minh quốc tế ủng hộ Ukraine, chúng ta phải đoàn kết”, Tổng thống Poroshenko nói.

Toàn cảnh màn rượt đuổi giữa tàu chiến Ukraine và Nga trên biển Đen

(Kiến Thức) - Căng thẳng Nga và Ukraine bất ngờ leo thang trở lại khi ba tàu chiến Ukraine bị phía biên phòng Nga nổ súng bắt giữ khi các tàu này cố vượt qua eo biển Kerch vốn do Mowcow kiểm soát từ sau năm 2014.

Toàn cảnh màn rượt đuổi giữa tàu chiến Ukraine và Nga trên biển Đen
Toan canh man ruot duoi giua tau chien Ukraine va Nga tren bien Den
 Theo thông tin được phía Ukraine công bố, ba chiếc tàu của họ trong đó có hai tàu pháo và một tàu cứu kéo đang trên đường di chuyển tới cảng Mariupol ở biển Azov thì bất ngờ bị biên phòng Nga bắt giữa. Trong khi đó phía Moscow lại khẳng định các tàu hải quân Ukraine đã xâm phạm trái phép lãnh hải của Nga. Nguồn ảnh: Defence.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.