Đây là lời khẳng định được quan chức Quân đội Saudi Arabia đưa ra trong một cuộc họp báo vào đầu tháng 10 vừa qua. Cũng trong buổi họp báo này, phía Saudi Arabia khẳng định rằng trong năm 2018 hải quân nước này đã nhiều lần bị tấn công bởi các tàu không người lái trên biển.
Một mẫu USV (tàu không người lái) có thể di chuyển với vận tốc lên đến hàng chục km/h mang theo đầy thuốc nổ tấn công tàu thuyền hay các bến cảng dễ như trở bàn tay. Nguồn ảnh: Naval Science. |
Và gần đây nhất trong đầu năm 2018 một tàu tuần tra của Hải quân Hoàng gia Saudi Arabia đã phát hiện ra hai tàu không người lái mang đầy chất nổ đang di chyển ở vùng biển phía Bắc nước này, khu vực gần với Yemen.
Hai tàu đánh bom cảm tử này được điều khiển từ xa mang theo đầy thuốc nổ và được cho là thuộc về các chiến binh Houthi ở Yemen đang cố tiếp cận vào căn cứ hải quân Jazan của Saudi Arabia và tự phát nổ. Vụ nổ không gây thiệt hại lớn cho cảng Jazan nhưng cũng khiến quan chức quốc phòng nước này đau đầu vì không biết sẽ phải đối phó với vấn nạn này trong tương lai ra sao.
Và tất nhiên, những vụ tấn công tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới - các quan chức quốc phòng Saudi Arabia khẳng định.
Trong khoảng 1 năm trờ lại đây, báo cáo về các vụ tấn công bằng phương tiện không người lái đã bắt đầu xuất hiện một cách rải rác. Tuy nhiên do hậu quả của kiểu tấn công này là không cao nên ít ai chú ý tới kiểu khủng bố mới này.
Máy bay không người lái điều khiển từ xa mang theo thuốc nổ được phiến quân IS sử dụng ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Defence. |
Việc sử dụng các phương tiện không người lái thay cho người thật trong các vụ tấn công liều chết về cơ bản sẽ thay đổi mọi cách thức đối phó với khủng bố. Trong quá khứ, khi mà các phương tiện được điều khiển bằng người thường, việc triệt hạ một vụ tấn công sẽ kết thúc bằng việc bắn hạ kẻ khủng bố điều khiển phương tiện thì giờ đây, phương pháp hiệu quả hơn để giải quyết các phương tiện không người lái điều khiển từ xa lại không phải là súng và đạn mà là máy phá sóng.
Một lực lượng khủng bố được hậu thuẫn tốt và có tiềm lực tài chính lớn có thể tiến hành tấn công khủng bố bằng phương tiện không người lái với số lượng lớn và liên tục trong thời gian dài. Khác với kiểu tấn công liều chết trước kia, tấn công bằng phương tiện không người lái không đòi hỏi phải huấn luyện kẻ khủng bố mà chỉ yêu cầu thiết bị điều khiển và người sử dụng một người có kinh nghiệm để điều khiển.
Máy bay không người lái thậm chí còn được sử dụng để thả bom tự chế. Nguồn ảnh: REF. |
Đây không phải là vấn đề quá mới, tại chiến trường Trong Đông kể từ năm 2015 trở lại đây, các loại vũ khí điều khiển từ xa như máy bay hay thậm chí là xe ô-tô điều khiển từ xa mang thuốc nổ cũng đã được gần như mọi phe tham chiến sử dụng.
Công nghệ phát triển khiến giá thành của những loại đồ chơi này càng ngày càng thấp và dễ mua. Ngày nay, người ta có thể mua được một mẫu phương tiện bay không người lái điều khiển từ xa ở bất cứ đâu với giá chỉ khoảng 1000 USD và có thể chất được vài kilograms thuốc nổ lên loại phương tiện bay này.
Rõ ràng so với việc sử dụng người để đánh bom liều chết, cái giá 1000 USD là quá rẻ và dễ sử dụng hơn nhiều.
Các quốc gia trên thế giới cũng đang nỗ lực phát triển các loại máy phá sóng, súng phá sóng để xử lý vấn nạn phương tiện không người lái đã và đang diễn ra. Tuy nhiên so với hiệu quả của việc tấn công bằng phương tiện không người lái, việc tác chiến chống phương tiện không người lái thực tế là khó khăn hơn nhiều lần và rất kém hiệu quả.
"Bạn không cần phải liều chết để thực hiện những vụ tấn công liều chết" - đó là lời khẳng định của tướng lĩnh Saudi Arabia trong buổi họp báo vừa rồi khi cho rằng, công nghệ phát triển không những giúp giảm bớt xương máu cho những người lính trên chiến trường mà cũng gián tiếp giúp khủng bố "tiết kiệm" xương máu.
Mời độc giả xem Video: Kiểu tấn công bằng máy bay không người lái của các cường quốc như Mỹ và Nga chính là "niềm cảm hứng" cho khủng bố phát triển lực lượng không người lái của riêng mình.