"Khui" 1001 lý do bạo hành vợ của những gã chồng tồi

50% phụ nữ VN chấp nhận để chồng bạo hành, trong đó có không ít phụ nữ trí thức. Có 1001 lý do để những gã chồng bạo hành vợ.

"Khui" 1001 lý do bạo hành vợ của những gã chồng tồi
Bạo hành vợ chỉ vì “rau muống luộc hay xào”
Đại diện Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng Cục thống kê) báo cáo kết quả MICS 2014, đánh giá thái độ của phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 bằng cách trả lời câu hỏi phản ứng thế nào khi bị chồng đánh?
Hình minh họa.
 Hình minh họa.
Kết quả 50% phụ nữ cho rằng có đủ lý do để chồng bạo hành vợ. Trong đó 28% cho rằng chồng có thể đánh vợ với 5 lí do: Đi chơi không báo với chồng, bỏ bê con cái, cãi lại chồng, từ chối quan hệ tình dục, làm cháy thức ăn. Điều này diễn ra phổ biến ở những hộ gia đình nghèo và phụ nữ có trình độ giáo dục thấp.
Giới chuyên gia phân tích, bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ có nhiều dạng khác nhau. Trong đó, bạo lực thể chất phổ biến nhất. Đó là dấu chấm hết cho sự không tôn trọng thân thể người khác.
Khi nhắc tới vấn nạn này, người ta thường nói đến khái niệm “vòng tròn BLGĐ” phát triển theo hình xoáy ốc, chỉ có chiều tăng lên.
Cụ thể trong cuộc sống gia đình, người chồng bao giờ cũng có tư tưởng áp đặt vợ, buộc vợ phải nghe theo ý mình. Đến một giới hạn nào đó, người vợ im lặng, không nghe lời nữa sẽ khiến chồng bực tức, sử dụng vũ lực để “răn dạy” vợ nhằm giữ vai trò lãnh đạo gia đình.
Điều này thể hiện ở tần suất sử dụng bạo lực, thái độ “thích là đánh” vợ hoặc đánh chỉ vì tranh cãi “tối nay ăn rau muống luộc hay rau muống xào”.
“Vòng tròn bạo lực” có thể tạm dừng khi người chồng hối hận xin lỗi vợ nhưng sau đó sẽ nhanh chóng lặp lại quỹ đạo.
Những phụ nữ có nhận thức về quyền con người càng cao càng không chấp nhận BLGĐ. Những người này quan niệm vợ chồng phải cùng “được” và cùng “phải”: “Họ không chấp nhận quan niệm làm vợ phải thế này, thế nọ trong khi chồng được phép làm mọi thứ”, một chuyên gia giải thích.
Ngược lại phụ nữ có thói quen vâng lời chồng thụ động có xu hướng chịu bạo lực nhiều hơn. Đơn giản khi đã quen vâng lời mà đột ngột phản kháng (kể cả vì lí do chính đáng) sẽ khiến người chồng không hài lòng và sử dụng vũ lực để “dạy” vợ.
Tại sao lại cam chịu?
Từng tư vấn cho hàng trăm trường hợp phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ, Thạc sĩ luật Lê Thị Phương Thuý, Trưởng phòng tư vấn-hỗ trợ của Trung tâm phụ nữ và phát triển (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) bày tỏ lo ngại trước việc phụ nữ Việt Nam có thói quen chịu đựng bạo hành, thậm chí còn cho rằng có lí do chính đáng để chồng đánh đập vợ.
Trong hàng trăm nạn nhân BLGĐ có không ít phụ nữ trí thức. Thạc sĩ Thuý dẫn chứng, số liệu gần đây cho thấy khoảng 500 phụ nữ đến trung tâm nhờ tư vấn thì có 70% người sống ở Thủ đô Hà Nội và có tới 18% trong số họ là trí thức, thậm chí là thạc sĩ, tiến sĩ.
Bà Thuý nêu vấn đề: “Phụ nữ trí thức biết rõ hành vi bạo hành của chồng vi phạm pháp luật. Bản thân họ từng trải qua cuộc sống bình đẳng trong trường đại học, ở công sở và giữ những chức vụ lớn trong xã hội nhưng vẫn lựa chọn phương án im lặng”.
Về nguyên nhân, bà Thuý phân tích: Tâm lý phụ nữ thường không muốn lên án BLGĐ vì một ngàn lẻ một lí do. Chẳng hạn vì thương con cái, lo lắng ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bản thân. Hoặc họ sợ chuyện vợ chồng bị đưa ra dư luận ảnh hưởng đến danh dự bố mẹ, họ hàng hai bên. Từ tâm lý giữ gìn “tổ ấm” đó, dần dần người phụ nữ chuyển sang sợ hãi và tự mặc định chồng có quyền đánh đập họ.
Môi trường gia đình, khi người vợ hàng ngày phải sống chung với chồng sẵn sàng sử dụng bạo lực bất cứ lúc nào cũng giống như chiếc lồng nhốt con thú xiếc. Họ chỉ biết vâng lời, vâng lời và vâng lời.
Một chuyên gia tư vấn BLGĐ từng dùng hình ảnh con thú trong rạp xiếc so sánh với người phụ nữ cam chịu BLGĐ: Con thú dù to lớn, mạnh mẽ nhưng trong tâm thức luôn sợ và vâng lời huấn luyện viên, tự cho rằng huấn luyện viên sở hữu quyền năng vô hạn nào đó. Người phụ nữ cam chịu bạo lực cũng suy nghĩ như thế.
Môi trường gia đình, khi người vợ hàng ngày phải sống chung với chồng sẵn sàng sử dụng bạo lực bất cứ lúc nào cũng giống như chiếc lồng nhốt con thú xiếc. Họ chỉ biết vâng lời, vâng lời và vâng lời.
 Môi trường gia đình, khi người vợ hàng ngày phải sống chung với chồng sẵn sàng sử dụng bạo lực bất cứ lúc nào cũng giống như chiếc lồng nhốt con thú xiếc. Họ chỉ biết vâng lời, vâng lời và vâng lời.
Thạc sĩ Thuý phân tích tiếp, thái độ im lặng của phụ nữ bị bạo hành còn xuất phát từ phong tục, hệ tư tưởng, quan niệm vùng miền. Ở nước ta từ xưa đã mặc định người vợ phải “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “tam tòng tứ đức” trở thành tảng đá nặng đè lên tâm lý nữ giới khiến họ nín lặng chịu đựng.
Mặt khác, phụ nữ thường có quan niệm phải chiều chồng, con. Song họ không biết rằng thái độ đó nhiều lúc không được chồng trân trọng. Ngược lại người chồng còn suy nghĩ đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình. Đến một ngày nào đó, người phụ nữ không chiều được nữa sẽ khiến người chồng ức chế, dẫn đến bạo lực.
Ở xã hội hiện đại, ràng buộc kinh tế cũng là lí do khiến phụ nữ bị bạo hành im lặng. Thạc sĩ Thuý dẫn chứng nhiều phụ nữ đến nhờ trợ giúp kể rằng họ cống hiến cho nhà chồng hàng chục năm nhưng vẫn mang tiếng ở nhờ nhà chồng. Trường hợp họ chống lại BLGĐ, ly hôn sẽ trắng tay.
Giải quyết qua loa chỉ gây hậu quả nặng hơn
Vậy đâu lời giải cho vấn nạn BLGĐ? Thạc sĩ Thuý cho rằng để giảm thiểu, hướng tới loại bỏ BLGĐ cần phải bắt đầu từ ba chữ “Bình đẳng giới”. Xã hội phải cân bằng vai trò của nam và nữ trong gia đình. Bởi bất bình đẳng giới dẫn đến mất thăng bằng quyền lực, làm phát sinh bạo lực.
Theo quan niệm từ xưa, đàn ông là trụ cột gia đình nên có quyền đưa ra mọi quyết định. Tuy nhiên ngày nay không phải mọi đàn ông đều giữ trụ cột tổ ấm, chưa kể những ông chồng “ăn không ngồi rồi”, ăn bám vợ. Nhưng họ vẫn tự cho mình quyền quyết định mọi thứ do mang nặng tư tưởng cổ hủ.
Trên thế giới, pháp luật cũng như xã hội phân định rạch ròi tính ngang bằng quyền lực giữa nam và nữ. Trong mắt người phương Tây, người chồng đánh đập vợ là người có bản tính hung bạo hoặc có vấn đề về tâm lý. Còn ở Việt Nam, xã hội xem việc chồng dạy vợ bằng nắm đấm là chuyện bình thường: “Khi toàn xã hội mặc định như trên, trong đó có cả phụ nữ thì chuyện phụ nữ bị bạo hành lên tiếng dường như hão huyền. Đối với phụ nữ theo bà Thuý không nên vâng lời chồng vô điều kiện mà mọi quyết định trong gia đình phải được vợ, chồng thoả thuận”, bà Thuý nói.
Từng về nhiều địa phương hoà giải, bà Thuý lấy ví dụ: Có trường hợp phụ nữ bị chồng bạo hành đến công an xã trình báo, lại được chỉ sang hội phụ nữ với lí do “đó là vấn đề của phụ nữ”. Hay như các tổ hoà giải cơ sở khi đến hoà giải thường chỉ khuyên giải chung chung vợ chồng tự giải quyết, động viên qua loa khiến người phụ nữ có thể bị chồng đánh nhiều hơn bởi đem chuyện gia đình bêu xấu ra thiên hạ. Nếu tình trạng này kéo dài còn dẫn đến hệ luỵ nghiêm trọng hơn: BLGĐ bị che giấu.
(Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết) 

Hải Dương: Đánh vợ rồi khóa trái cửa treo cổ tự sát

(Kiến Thức) - Người dân địa phương phát hiện ông Bình chết trong trạng thái treo cổ tự sát. Trước đó, ông Bình từng đánh vợ nhập viện.

Hải Dương: Đánh vợ rồi khóa trái cửa treo cổ tự sát
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Dương cho biết đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc người dân phát hiện ông Đỗ Văn Bình (SN 1965, trú tại thôn Tân Lập, xã Thượng Đạt, TP. Hải Dương) treo cổ tự sát, thi thể đang phân hủy mạnh.
Theo anh Đỗ Văn S. (cháu nạn nhân Bình) cho biết, vào khoảng 6h30, ngày 25/5, khi đi qua khu vực nhà ông Bình, anh S. phát hiện thấy có mùi hôi thối khó chịu nên đã gọi cửa kiểm tra. Nhưng sau hơn 10 phút gọi cửa không thấy ông Bình trả lời, mùi hôi thối bốc ra từ ngôi nhà ngày một nồng nặc hơn. Nghĩ có chuyện không hay xảy ra, anh S. đã gọi điện thông báo chính quyền địa phương.

Thái Nguyên: Kinh hoàng chồng chém vợ, cắt cổ tự tử

(Kiến Thức) - Thực hiện xong hành vi chém vợ Long chạy xuống bếp dùng chính con dao gây án cắt cổ mình nhằm tự tử.

Thái Nguyên: Kinh hoàng chồng chém vợ, cắt cổ tự tử
Ngày 21/8, nguồn tin từ Công an TP Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn phường Phú Xá, TP Thái Nguyên vừa xảy ra vụ án chồng chém vợ rồi dùng chính con dao gây án cắt cổ mình tự tử. Nạn nhân được xác định là chị Vũ Thị Nga (SN 1976), còn người gây án không phải ai khác mà chính là người chồng của chị Nga, Hà Thanh Long (SN 1974).
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Đỗ Hữu Hồng, Đội trưởng đội điều tra, Công an TP Thái Nguyên cho biết, vụ án xảy ra vào khoảng 9h sáng ngày 18/8, tại gia đình anh Hà Thanh Long.

Đang thụ án, vẫn bị tố cáo tội buôn người

Với đầu mối là chị ruột sinh sống ở Trung Quốc, Trần Xuân Hòa (Tuyên Quang) đã cùng em và con trai thực hiện hàng loạt vụ mua bán người.

Đang thụ án, vẫn bị tố cáo tội buôn người
CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ ngày 27/10 cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Xuân Hòa để điều tra về hành vi “Mua bán người”. Thời điểm bị khởi tố, gã đàn ông 46 tuổi này đang thụ án 11 năm tù tại Trại giam Quyết Tiến cũng về tội “Mua bán người”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.