Không tổ chức học bán trú cho trẻ là gây khó cho phụ huynh

Các chuyên gia cho rằng Hà Nội nên mạnh dạn cho học sinh học bán trú. Việc mở cửa trường học cần tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh và phụ huynh.

Không tổ chức học bán trú cho trẻ là gây khó cho phụ huynh

Khong to chuc hoc ban tru cho tre la gay kho cho phu huynh

Hà Nội vừa cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành học trực tiếp từ ngày 21/2. Tuy nhiên, thành phố yêu cầu các trường chỉ dạy trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức bán trú.

Các chuyên gia cho rằng việc cho học sinh trở lại trường là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, các phương án đưa ra cần tạo thuận lợi cho cả nhà trường, học sinh và phụ huynh.

"Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh", bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nói.

Trẻ được đến trường nhưng phụ huynh vẫn áp lực

Chưa kịp vui mừng vì thông báo cho học sinh học trực tiếp từ ngày 21/2, chị Phạm Thị Tuyết (trú quận Hà Đông, Hà Nội) đã phải lo lắng bàn bạc với chồng về phương án đưa đón con, do trường không dạy bán trú.

Theo chị Tuyết, con gái chị học lớp 2 tại một trường tư thục cách nhà 3 km, nhưng cách cơ quan chị và chồng đi làm gần 10 km. Chị nhẩm tính mỗi buổi học của con gái sẽ kết thúc muộn nhất vào lúc 11h hàng ngày. Như vậy, chị phải chạy xe từ cơ quan về lúc 10h30 thì mới kịp đón con.

Thời điểm cháu học online, chị Tuyết phải xin cơ quan làm việc tại nhà để trông con học. Sau Tết, nghe tin học sinh ở nhiều nơi đã được học trực tiếp, chị sốt ruột mong từng ngày con được đến trường để bản thân cũng sớm trở lại với công việc. Dù vậy, khoảnh khắc nhận tin con được đi học trở lại không vui như chị nghĩ.

"Nếu không cho học bán trú thì ngay cả khi cháu đến trường, tôi cũng không thể quay về công việc như trước kia do ngày nào cũng phải canh giờ đón cháu vào giữa trưa. Như vậy còn mệt hơn là cho con học online cả ngày", chị Tuyết nói.

Chị cho biết nhiều phụ huynh trong lớp của con đang kiến nghị trường cho dời lịch học trực tiếp xuống một tuần để có thời gian thu xếp công việc.

Khong to chuc hoc ban tru cho tre la gay kho cho phu huynh-Hinh-2

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) trở lại trường từ ngày 10/2. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội nên mạnh dạn cho phép các trường tổ chức học bán trú. Việc này giúp các phụ huynh không bị xáo trộn lịch công việc khi phải thu xếp thời gian đưa đón con mỗi buổi.

Chuyên gia cho biết nếu Hà Nội chỉ cho phép dạy học trên lớp một buổi/ngày, học sinh vẫn có thể vui chơi bên ngoài trong thời gian không đến trường. Việc này gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi trẻ được học ở trường cả ngày.

Ông Phu cũng nhận định thời gian qua, trẻ em mắc Covid-19 nhiều khi ở nhà do lây từ người lớn. Nếu các em được đến trường và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, nhà trường và giáo viên có kế hoạch đảm bảo an toàn cho học sinh, nguy cơ lây nhiễm của các em ở trường có thể thấp hơn.

“Nhà trường cần tăng cường biện pháp quản lý rủi ro, tránh để lớp này tiếp xúc với lớp kia nhằm dễ dàng khoanh vùng tốt hơn khi xuất hiện ca mắc Covid-19 trong lớp học”, ông Phu nói.

Không gây khó cho phụ huynh

Trao đổi với Zing, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới và dần tiến tới bình thường theo lộ trình để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, mở cửa trường học là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.

Chia sẻ với lo lắng của nhiều phụ huynh khi cho trẻ trở lại trường học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng tâm lý cẩn trọng vào “giai đoạn giao thời” này là cần thiết, nhưng cũng không nên quá lo lắng, sợ hãi, vì chúng ta đã có được những điều kiện cơ bản để hạn chế hậu quả của Covid-19.

“Chúng ta không kỳ vọng vào việc không có ca F0 trong trường học, mà quan trọng là chuẩn bị các điều kiện cần nhất để hạn chế lây nhiễm trong học sinh”, bà Mai Hoa nêu quan điểm và lưu ý công tác chuẩn bị của nhà trường phải chủ động, có kịch bản cụ thể, được tập dượt các tình huống giả định để khi phát hiện F0, thầy cô sẽ có ứng xử kịp thời, không gây biến động quá lớn trong hoạt động dạy học.

Khong to chuc hoc ban tru cho tre la gay kho cho phu huynh-Hinh-3

Các chuyên gia cho rằng nhà trường cần có kịch bản cụ thể để thầy cô ứng xử kịp thời khi lớp học xuất hiện F0, không gây xáo trộn trong quá trình dạy và học. Ảnh: Thạch Thảo.

Về việc nhiều phụ huynh phản ứng với phương án của Hà Nội khi chỉ cho các trường dạy một buổi/ngày, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết đã ghi nhận việc này.

Theo bà Mai Hoa, việc phụ huynh đồng tình hay phản ứng đều có lý lẽ và cần được tôn trọng. Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh. Gia đình nào có điều kiện đưa đón thì không bắt buộc ở lại trường buổi trưa, cũng là để hạn chế tập trung các cháu.

Bà phân tích trong giai đoạn bình thường mới, việc mở cửa trường học ngoài đáp ứng nhu cầu của học sinh, để học sinh tiếp cận điều kiện, chất lượng giáo dục tốt nhất còn phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Do hầu hết phụ huynh học sinh đang là lực lượng lao động chính để đưa hoạt động kinh tế - xã hội quay trở lại bình thường, việc mở cửa trường học cũng cần tạo thuận tiện cho phụ huynh và nhu cầu cho con học bán trú ở trường là nhu cầu chính đáng.

Dẫn mô hình của một số địa phương khi chuẩn bị tốt đã cho học sinh học bán trú, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa - Giáo dục cho rằng Hà Nội cũng nên sớm mở hình thức học bán trú.

"Việc này sẽ giúp nhà trường kiểm soát an toàn tốt nhất cho học sinh thay vì các em phải di chuyển nhiều lần hay phải ăn bên ngoài", bà Nguyễn Thị Mai Hoa nói.

Thông tin với Zing, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết ngày 25/2 tới, ủy ban sẽ có phiên giải trình về nội dung mở cửa lại trường học, trong đó có đề cập đến việc chuẩn bị điều kiện cho việc dạy học hậu Covid-19. Đến nay, các nội dung cho phiên giải trình đã được Ủy ban Văn hóa giáo dục chuẩn bị xong.

Cấm trường mầm non tập tô, tập viết chữ cho trẻ

Đây là chỉ đạo của Bộ GD-ĐT nhằm tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng dạy - học trước chương trình với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 

Cấm trường mầm non tập tô, tập viết chữ cho trẻ
Ngày 22/8, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới 2013-2014, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (MN), Bộ GD-ĐT đã trao đổi với phóng viên về chủ trương mới này.
Hình minh họa.
 Hình minh họa.

Từ 1/9, nhiều quy định hỗ trợ HSSV có hiệu lực

Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/9, đó là SV học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh...

 Từ 1/9, nhiều quy định hỗ trợ HSSV có hiệu lực
Theo Nghị định 74 của Chính phủ ban hành ngày 15/7, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên (HSSV), Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm đối tượng được miễn học phí, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/9, đó là SV học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; HSSV, học viên các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh; HSSV người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Nơi lá Ngón sẵn hơn cơm gạo

(Kiến Thức) - Cây lá Ngón mọc khắp nơi trên những thung lũng của vùng cao Phan Thanh. Có giáo viên mới được chuyển công tác lên đây suýt mất mạng vì nhầm hoa lá Ngón với hoa Thiên lý.

Nơi lá Ngón sẵn hơn cơm gạo

Phan Thanh là 1 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Trung tâm xã cách huyện 14 km, từ quốc lộ 34 đi qua thị trấn Bảo Lạc chạy về phía tây.

Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh
 Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh

Trên con đường độc đạo dẫn vào xã Phan Thanh, những biển mây nằm chơi vơi dọc các thung lũng, phủ kín các ruộng bậc thang. Phải chờ đến tận trưa, khi mặt trời lên cao, sương tan thì các ngọn núi mới dần hiện ra. Đường vào xã đang được rải đá, thỉnh thoảng gặp những đoạn núi lở chắn ngang cả đường đi.

Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi
Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi 

Theo anh giáo bản dẫn đường, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ đi xe máy mới đến được trung tâm xã. Trước khi đi khảo sát các thôn trên địa bàn, chúng tôi được ngồi nói chuyện cùng chủ tịch xã và những giáo viên vùng cao Phan Thanh để nắm bắt tình hình địa phương cũng như phong tục tập quán của đồng bào.

"Dân ở đây cái gì cũng cần, cái gì cũng thiếu đồng chí ạ. Cây lá Ngón thì mọc khắp nơi nhưng đất để làm nương rẫy thì ít vì địa hình quá phức tạp. Người dân ở đây thiếu ăn quanh năm, có những hộ dân quanh năm không biết đến cơm, gạo", ông Quan Văn Huy, Chủ tịch xã Phan Thanh chia sẻ.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.236 ha. Trên địa bàn xã dân chung sống rải rác nhỏ lẻ, có 16 xóm hành chính, gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Mông, Dao. Xóm Phần Quang chỉ có mình đồng bào dân tộc Nùng sinh sống.

Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác
Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác 
Người Mông chiếm tỉ lệ 55,43% dân số toàn xã. Có 7 xóm sống xen kẽ, có 8 xóm là dân tộc Mông. Có 16/16 xóm với 517 hộ = 2.868 nhân khẩu, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ hộ nghèo còn cao. 292 hộ nghèo trên tổng số 517 hộ dân.
Địa hình núi non khá hiểm trở, chủ yếu là thung lũng, đường đi lại đèo dốc, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Vì vậy, từ xóm này sang xóm khác chỉ có thể đi bộ. Có những xóm cách xa nhau mấy chục cây số. Thậm chí, từ hộ dân này sang hộ dân khác trong cùng một xóm phải đi hết gần nửa ngày do phải trèo đèo, vượt quá nhiều vách đá.

Xã thường xuyên bị sương mù bao phủ dày đặc. Khí hậu của Phan Thanh luôn luôn thấp hơn ở Bảo Lạc một vài độ. Do đó, người dân luôn phải đón nhận cái rét sớm hơn những vùng khác.

Đồng bào ở vùng cao Phan Thanh chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, nương rẫy và chăn nuôi. Do đất có thể canh tác được rất ít, nên thường xuyên xảy ra cảnh thiếu ăn. Các cô giáo dẫn đường cho chúng tôi vào Pác Lác chia sẻ, gia đình được xếp vào hàng có điều kiện nhất của Pác Lác thì ít nhất cũng phải thiếu gạo ăn từ 2 đến 3 tháng trong năm.

Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
 Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
Đáng chú ý có 9 hộ đồng bào người dân tộc Mông sống trên dãy núi cao, giáp ranh với xã Phi Giáp. Họ sống gần nhau trong thung lũng Po Cố Tản và quanh năm chỉ mong đủ ngô ăn chứ chưa dám nghĩ đến cơm, gạo. Do sống nơi núi đá cao, nên cây lương thực chính của họ không có gì ngoài ngô nương.
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục".
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục". 

Trình độ nhận thức của đồng bào ở đây còn lạc hậu. Dó đó, việc học hành của con em cũng ít được họ quan tâm. Đa số các em học sinh nữ sau khi học lớp 9 thường ở nhà chứ không tiếp tục theo học câp 3. Có những em đang học lớp 6, 7 nghỉ học lấy chồng (chủ yếu là những học sinh người Mông).

Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.
 Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.

Hiện tại, toàn xã có 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo, gặp khó khăn trong việc đến trường. Có nhiều em thuộc diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le. Riêng THCS có 93 học sinh thuộc diện hộ nghèo trong tổng số 148 học sinh; Tiểu học chia làm10 phân trường, có 283/359 học sinh diện hộ nghèo; Mầm non có 114 em (trên tổng số 145 em) nhỏ thuộc diện hộ nghèo và diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le.

Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em.
Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em. 

Năm nay các em thuộc diện bán trú sẽ được 15kg gạo và 406.000 đồng/tháng. Số tiền này có thể dành để nấu ăn cho các em. Nhà trường đang có kế hoạch tổ chức nấu ăn chung cho học sinh bán trú...

Mong muốn cùng chính quyền và nhân dân địa phương chia sẻ những khó khăn trước mắt, Báo điện tử Kiến Thức cùng nhóm Sống Hướng Thiện tổ chức kêu gọi, quyên góp ủng hộ cho 292 hộ nghèo và 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo của xã Phan Thanh.

Dự kiến: 
Thời gian vận động, nhận quyên góp, ủng hộ: Từ 25/9/2013 – 03/11/2013.
Thời gian đi thăm và trao tặng quà: 01/11/2013

Nhận ủng hộ: Tiền, gạo, muối, quần áo ấm, tất, mũ, khăn, chăn, màn, sách truyện, vở ghi, bút, sáp màu, mì tôm, bánh, kẹo,…

Nơi nhận ủng hộ:

1) Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức: Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Số tài khoản ngân hàng: 126.10.000.119.106 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Ba Đình (Hà Nội). Chủ tài khoản: Báo điện tử Kiến Thức.

2) Nhóm Sống Hướng Thiện: Số 6 Trấn Vũ, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Tài khoản Vietcombank chi nhánh Chương Dương:  0541001611935 (Lê Thị Bích Thảo)

Lộ trình: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Bảo Lạc – Phan Thanh (435 km)

(Hà Nội – Cao Bằng: 286 km; Cao Bằng – Bảo Lạc: 135 km; Bảo Lạc – Phan Thanh: 14 km)

Lịch trình:

Ngày 01/11:

- 18h00: Một số thành viên Sống Hướng Thiện có mặt tại ô 58, lô 6 Phúc Xá (số 42, ngõ 41 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội để xếp đồ lên xe.

- 19h30: Đoàn từ thiện Báo Kiến Thức, Nhóm SHT và các nhà hảo tâm tập trung tại Báo điện tử Kiến Thức (465B Hoàng Hoa Thám) xuất phát từ Báo điện tử Kiến Thức (có chỗ để xe máy).

Ngày 02/11

- 05h00: có mặt tại TP.Cao Bằng ăn sáng

- 06h00: xuất phát từ TP Cao Bằng – Bảo Lạc

- 11h00: có mặt tại Bảo Lạc, ăn cơm trưa tại Thị trấn Bảo Lạc

- 12h10: có mặt tại TT xã Phan Thanh. Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và Lãnh đạo ngành GD xã Phan Thanh.

- 12h20: trao quà tập trung tại điểm trường trung tâm cho 490 học sinh nghèo của xã Phan Thanh (Theo danh sách mà ngành giáo dục địa phương cung cấp: 93 học sinh THCS; 283 học sinh TH; 114 học sinh mầm non). Tặng sách truyện để xây dựng thư viện cho trường TH, THCS.

- Trao tặng cho 292 hộ dân nghèo, khó nhất xã Phan Thanh tại trung tâm xã, mỗi hộ 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, quần áo,…

- 13h00: Đoàn từ thiện chia thành 3 Nhóm nhỏ

+ Địa phương bố trí xe máy và cán bộ dẫn đường cho đoàn từ thiện vào bản Phiêng Dịt thăm, tặng quà 4 hộ nghèo (Hoàng Thị Lê; Hoàng A Ngài; Sùng A Vư; Lò A Vàng).

+ Địa phương bố trí phương tiện và cán bộ dẫn đường thăm 2 hộ nghèo ở Thẳm Thon (hộ gia đình Sầm Văn Tuân; hộ gia đình Giàng Thị Khìao).

- 17h00: tất cả thành viên thuộc các Nhóm tập trung tại TT xã, ăn tối

- 19h00: chuẩn bị giao lưu văn nghệ cùng cán bộ, giáo viên, học sinh và bà con nhân dân xã Phan Thanh.

- 19h30: giao lưu văn nghệ, lửa trại

- 21h30: Đoàn nghỉ ngơi để để mai về Hà Nội

Ngày 03/11

- 06h00: Tất cả thành viên đoàn từ thiện dậy chia tay Phan Thanh, chuẩn bị lên đường về Hà Nội.

- 07h30: Ăn sáng tại TT Bảo Lạc

- 08h10: Lên xe tiến thẳng TP Cao Bằng

- 13h00: Tạm nghỉ thăm chợ Xanh Cao Bằng và ăn trưa.

- 14h00: Thành viên đoàn lên xe về Hà Nội

- 22h30: Xe về tới Hà Nội


Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: PHẠM ĐÌNH MẠNH

Phụ trách Công tác xã hội Báo điện tử Kiến thức.

Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

DĐ: 0974.974.104

Email: manhxuandu@gmail.com.


Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.