Không tìm được khách mua, Nga sẽ bán sắt vụn Su-30K

(Kiến Thức) - Công ty Sukhoi (Nga) có thể sẽ tháo dỡ 6 máy bay chiến đấu Su-30K do không tìm được quốc gia mua.

Theo tờ Kommersant, Công ty Sukhoi (Nga) quyết định sẽ tháo dỡ các máy bay Su-30K nếu không tìm được khách hàng chấp nhận mua chúng.
Theo nguồn tin, Tập đoàn Rosoboronexport hiện vẫn chưa tìm được khách hàng mua 6 máy bay còn lại trong tổng số 18 máy bay Su-30K phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy số 558 tại Baranovich (Belarus).
Trước đó, Nga đã ký hợp đồng với Angola bán 12 chiếc tiêm kích đa năng Su-30K theo khuôn khổ khoản tín dụng giá 1 tỷ USD. Dự kiến, lô Su-30K sau khi sửa chữa sẽ được chuyển tới tay khách hàng trong năm 2015.
Su-30K thời còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.
 Su-30K thời còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.
Su-30K được phát triển trên cơ sở biến thể Su-27PU của Không quân Nga. Nó có cấu hình không đối không mạnh mẽ tương tự như Su-27PU, máy bay không có cánh mũi, hệ thống điện tử hàng không chủ yếu do Nga sản xuất theo công nghệ những năm 1990. Su-30K sử dụng động cơ AL-31F thông thường không có khả năng điều khiển vector lực đẩy.
Về hệ thống radar, Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU. “Mắt thần” này có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.
Su-30K nguyên bản có tính năng kỹ chiến thuật tương đối thấp nên Ấn Độ chỉ chấp nhận sử dụng nó như một giải pháp tạm thời, trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của Su-30MKI với nhiều đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt.
Theo đó, 18 Su-30K này được Nga chuyển giao tạm thời cho Không quân Ấn Độ khi việc sản xuất Su-30MKI theo đơn hàng của nước này chưa hoàn thành. Sau khi Ấn Độ nhận đủ Su-30MKI, tháng 7/2011, nước này trả lại Nga Su-30K.
Toàn bộ máy bay Su-30K cũ sau đó được chuyển tới niêm cất và sửa chữa tại nhà máy 558. Không quân Belarus và một số quốc gia châu Á trước đó cũng ngỏ ý quan tâm tới lô chiến đấu cơ cũ này của Nga. Cũng đã có thông tin Việt Nam đã để mắt tới lô 18 Su-30K.

Tại sao Việt Nam từ chối mua 18 Su-30K?

Ria Novosti dẫn lời Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronoexport Aleksandr Mikheyev cho biết, Nga đang đàm phán để bán 18 chiếc Su-30K cho Ethiopia, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã rút lui khỏi thương vụ này (trước đó đã có tin Việt Nam quan tâm tới lô 18 Su-30K).

Su-30K là lô sản xuất mà phía Nga đền bù cho Ấn Độ do sự chậm trễ trong việc chế tạo Su-30MKI.

Su-30MKM: biến thể Su-30 hiện đại nhất ĐNA

Su-30MKM là biến thể của tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho Không quân Hoàng gia Malaysia. Hiện nay, nước này duy trì 18 chiếc loại này trong biên chế (đơn giá khoảng 53 triệu USD/chiếc).
 Su-30MKM là biến thể của tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho Không quân Hoàng gia Malaysia. Hiện nay, nước này duy trì 18 chiếc loại này trong biên chế (đơn giá khoảng 53 triệu USD/chiếc).

Sukhoi đã thiết kế Su-30MKM hoàn toàn dựa trên biến thể Su-30MKI xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ, thậm chí còn bổ sung thêm một số tính năng công nghệ từ Su-35 và Su-37. Vì lẽ đó, Su-30MKM có thể coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với biến thể Su-30MK2 hay Su-30MK.
Sukhoi đã thiết kế Su-30MKM hoàn toàn dựa trên biến thể Su-30MKI xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ, thậm chí còn bổ sung thêm một số tính năng công nghệ từ Su-35 và Su-37. Vì lẽ đó, Su-30MKM có thể coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với biến thể Su-30MK2 hay Su-30MK.

Điều làm nên sự cơ động vượt trội so với Su-30MK2 đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.
Điều làm nên sự cơ động vượt trội so với Su-30MK2 đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.

Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ.
Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ.

Sự kết hợp cánh mũi cùng động cơ phụt chỉnh hướng giúp Su-30MKM trở nên vượt trội về tính cơ động, linh hoạt trong các cuộc không chiến.
Sự kết hợp cánh mũi cùng động cơ phụt chỉnh hướng giúp Su-30MKM trở nên vượt trội về tính cơ động, linh hoạt trong các cuộc không chiến.

Su-30MKM có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.120km/h ở trần bay cao, tầm bay xa đến 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không 3,75 giờ (hoặc 10 giờ nếu được tiếp nhiên liệu và Malaysia lại có khả năng tiếp nhiên liệu trên không).
Su-30MKM có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.120km/h ở trần bay cao, tầm bay xa đến 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không 3,75 giờ (hoặc 10 giờ nếu được tiếp nhiên liệu và Malaysia lại có khả năng tiếp nhiên liệu trên không).

Điểm thứ 2, Su-30MKM trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu). Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km. Tính năng của N011M BARS vượt trội hoàn toàn radar N001 VEP trên Su-30MK2.
Điểm thứ 2, Su-30MKM trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu). Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km. Tính năng của N011M BARS vượt trội hoàn toàn radar N001 VEP trên Su-30MK2.

Ngoài radar, hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKM có nhiều khác biệt với biến thể Su-30MK/MK2 trong khu vực. Theo đó, Su-30MKM không hoàn toàn dùng “hàng Nga” mà pha trộn cả “hàng Pháp, Nam Phi” gồm: hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước NAVFLIR và thiết bị chỉ thị mục tiêu lade của Pháp; cảm biến cảnh báo tên lửa và cảm biến cảnh báo lade của Nam Phi cung cấp.
Ngoài radar, hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKM có nhiều khác biệt với biến thể Su-30MK/MK2 trong khu vực. Theo đó, Su-30MKM không hoàn toàn dùng “hàng Nga” mà pha trộn cả “hàng Pháp, Nam Phi” gồm: hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước NAVFLIR và thiết bị chỉ thị mục tiêu lade của Pháp; cảm biến cảnh báo tên lửa và cảm biến cảnh báo lade của Nam Phi cung cấp.

Màn hình HUD ở trước mặt phi công điều khiển máy bay cũng do hãng Thales Pháp cung cấp.
Màn hình HUD ở trước mặt phi công điều khiển máy bay cũng do hãng Thales Pháp cung cấp.

Về hệ thống vũ khí, Su-30MKM cũng có tải trọng và số giá treo tương tự Su-30MK/MK2, cùng với đó là chủng loại vũ khí. Tuy nhiên, Su-30MKM có khả năng mang được thêm “hàng khủng” trong tác chiến không đối không, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Tất nhiên là tuy có thể mang KS-172 nhưng Malaysia không mua loại tên lửa này.
Về hệ thống vũ khí, Su-30MKM cũng có tải trọng và số giá treo tương tự Su-30MK/MK2, cùng với đó là chủng loại vũ khí. Tuy nhiên, Su-30MKM có khả năng mang được thêm “hàng khủng” trong tác chiến không đối không, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Tất nhiên là tuy có thể mang KS-172 nhưng Malaysia không mua loại tên lửa này.

Có thể nói, Su-30MKM tuy được thiết kế làm đa nhiệm vụ nhưng nó nghiêng về khả năng tác chiến không đối không hơn (radar mạnh, cơ động cao, tên lửa tầm xa). Và đây có thể được xem là “ứng viên” tiềm năng thay thế MiG-21 Việt Nam.
Có thể nói, Su-30MKM tuy được thiết kế làm đa nhiệm vụ nhưng nó nghiêng về khả năng tác chiến không đối không hơn (radar mạnh, cơ động cao, tên lửa tầm xa). Và đây có thể được xem là “ứng viên” tiềm năng thay thế MiG-21 Việt Nam.

Tin mới