Không thể tuyển sinh ngành sư phạm với mục đích “nuôi trường”

Trước thực trạng điểm chuẩn ngành sư phạm “tụt dốc”, nhiều trường lấy điểm chuẩn 9 điểm/3 môn khiến nhiều người lo lắng chất lượng người thầy trong tương lai.

Không thể tuyển sinh ngành sư phạm với mục đích “nuôi trường”
Trước thực trạng điểm chuẩn ngành sư phạm “tụt dốc”, nhiều trường lấy điểm chuẩn 9 điểm/3 môn khiến nhiều người lo lắng chất lượng người thầy trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư, Viện sĩ Đào Trọng Thi - Nguyên Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho hay: “Chúng ta chưa bàn đến việc lấy bao nhiêu điểm vào ngành sư phạm. Đầu tiên muốn vào cao đẳng hay ĐH thí sinh đó phải đảm bảo đã tốt nghiệp THPT.
Hiện nay chúng ta đang thừa giáo viên một cách trầm trọng. Vì thế, ngành giáo dục cũng không nên vì các trường cần tuyển sinh mà cho tuyển sinh quá nhiều. Bởi lẽ, khi các em tốt nghiệp cũng đâu có được việc làm. Với tình hình hiện nay chúng ta phải hạn chế quy mô tuyển sinh.
Chúng ta đừng tuyển sinh để các thầy cô ở trường sư phạm có người để dạy, để “nuôi trường” mà phải tuyển sinh phục vụ nhu cầu theo của xã hội.
Một vấn đề nữa chúng ta cần bàn đến là ngành sư phạm hiện nay không còn hấp dẫn với nhiều thí sinh. Chỉ khi tạo được môi trường làm việc tốt, lương cao, ra trường dễ tìm được việc làm thì mới trở nên hấp dẫn hơn và cạnh tranh với những ngành nghề khác.
Bộ GD&ĐT cần đưa ra một đề án được xây dựng một cách nghiêm túc cho vấn đề thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm. Theo tôi, quan trọng nhất tập trung cho chính sách đầu ra chứ không đơn thuần chỉ là việc miền học phí. Và đương nhiên lúc đó thí sinh cũng sẽ đổ xô đi học sư phạm.
Hiện nay chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều ở người giáo viên nhưng lại không chịu đầu tư nhất là việc tăng lương cho giáo viên”.
Khong the tuyen sinh nganh su pham voi muc dich “nuoi truong”
Điểm chuẩn ngành sư phạm thấp: Không thể tuyển sinh với mục đích“nuôi trường”. 
Cũng liên quan đến vấn đề này, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho hay: “Việc các trường Sư phạm hiện nay lấy điểm đầu vào thấp phản ánh một sự thật rất buồn, đó là không có người giỏi làm giáo dục và giáo dục không còn là nghề hấp dẫn.
Chúng ta đừng tuyển sinh ngành sư phạm kiểu “vơ bèo vạt tép” như vậy. Bởi lẽ, người thầy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của bao thế hệ”.
Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng là người công tác trong ngành giáo dục, bà khá lo lắng về việc các trường sư phạm lấy điểm chuẩn quá thấp.
Tuy nhiên, thí sinh có quyền tự do lựa chọn ngành học của mình. Muốn có nhiều thí sinh điểm cao lựa chọn chúng ta phải có chính sách để thu hút. Nếu không có chính sách thu hút, ngành sư phạm không còn hấp dẫn đối với thí sinh.
Hiện nay, chúng ta đã từng có chính sách miễn học phí để thu hút học sinh giỏi đến với ngành sư phạm. Tuy nhiên, bây giờ học phí không còn là vấn đề khó khăn của nhiều thí sinh. Chính sách miễn học phí không phát huy được tác dụng trong thời điểm này. Ngay cả các chế độ cho giáo viên cũng không còn đủ sức để cạnh tranh với những ngành nghề hấp dẫn khác.
Hiện nay, các trường đại học lớn vẫn có điểm chuẩn rất cao như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM. Các trường lấy điểm thấp là hệ cao đẳng địa phương nó thuộc yếu tố vùng miền. Đây là bài toán cần nhiều người chung tay để giải quyết cùng ngành giáo dục”.

Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”

Năm nay, các trường đại học sư phạm - cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho ngành giáo dục – lại có điểm chuẩn thấp đến thảm hại.

Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”
Điểm chuẩn bằng điểm sàn, vẫn không đủ chỉ tiêu 
Trừ hai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Sư phạm TPHCM có điểm đầu vào năm 2017 ở mức ổn định so với các năm trước - trên 20 điểm, còn đa phần các trường khác đều có điểm chuẩn rất thấp so với mặt bằng chung.

3 điểm/môn đỗ sư phạm: Các giáo viên tương lai sẽ ra sao?

Nhiều trường cao đẳng ở địa phương có mức điểm chuẩn cho tổ hợp 3 môn chỉ "loanh quanh" 9, 10. 

3 điểm/môn đỗ sư phạm: Các giáo viên tương lai sẽ ra sao?
Điều này khiến dư luận lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai.
Năm nay, mặt bằng điểm thi THPT quốc gia cao nên điểm chuẩn nhiều ngành tăng kỷ lục. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược với ngành sư phạm. Nhiều trường đại học có điểm chuẩn bằng điểm sàn (15,5), hệ cao đẳng giảm xuống chỉ còn 9-10 điểm.

PGS Văn Như Cương nói về điểm tuyển sinh ngành sư phạm quá thấp

(Kiến Thức) - Chất lượng của giáo viên trong tương lai khiến dư luận quan ngại khi đầu vào của các trường cao đẳng ở địa phương có mức điểm chuẩn chỉ 9 hoặc 10/3 môn.

PGS Văn Như Cương nói về điểm tuyển sinh ngành sư phạm quá thấp
Chất lượng của giáo viên trong tương lai - dư luận vô cùng quan ngại về điều này khi đầu vào của các trường cao đẳng ở địa phương có mức điểm chuẩn chỉ 9 hoặc 10/3 môn. Đồng nghĩa học sinh chỉ cần thi 3 điểm/môn là có thể vào học cao đẳng sư phạm nếu có nguyện vọng và sẽ trở thành giáo viên trong tương lai, tiếp tục là thế hệ trồng người.
Dư luận lo lắng điểm đầu vào ngành sư phạm quá thấp sẽ khiến chất lượng giáo viên sau này bị ảnh hưởng là có cơ sở. PGS Văn Như Cương đã dẫn một câu danh ngôn: “Một thầy thuốc tồi có thể giết chết vài bệnh nhân, một vị tướng tồi có thể giết chết một đạo quân, nhưng một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc”, khi bày tỏ nỗi lo lắng về các thầy cô trong tương lại khi việc tuyển sinh viên sư phạm với đầu vào quá thấp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.