Không thể dùng tiền thuế của dân… mua lại các BOT thua lỗ!

“Các doanh nghiệp đầu tư BOT đã quá được ưu đãi. Làm được hay không là việc của doanh nghiệp. Không thể nghĩ đến việc dùng tiền thuế của dân, mua lại các trạm BOT thua lỗ…”, Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nêu ý kiến.

Không thể dùng tiền thuế của dân… mua lại các BOT thua lỗ!
Mới đây, Chính phủ có văn bản đề nghị trình Quốc hội 05 nội dung tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, đề nghị xem xét giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Về nội dung trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến bằng văn bản và cho rằng, đề xuất của Chính phủ chưa có đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý hỗ trợ/thanh toán các hợp đồng dự án giao thông BOT; đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Khong the dung tien thue cua dan… mua lai cac BOT thua lo!
 
“Tiền thuế của dân, không thể muốn làm gì thì làm”
Việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chưa đủ căn cứ pháp lý để sử dụng ngân sách mua lại các dự án BOT bị vỡ phương án tài chính, đa số người dân đều ủng hộ quan điểm này?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy: Việc mua lại các dự án BOT bị vỡ phương án tài chính cần nghiên cứu kỹ về cơ sở pháp lý và hết sức hạn chế. Nếu Nhà nước dùng ngân sách mua lại các dự án BOT như đề xuất thì hợp đồng đã ký kết là cái gì, liệu còn tính pháp nhân hay không? Nhà nước cứ phải hỗ trợ cho những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay sao?
Việc mua lại các BOT, Bộ GTVT và Nhà nước dứt khoát không nên làm. Việc này chúng ta đã từng nói rất nhiều lần rằng không hợp lý. Hợp đồng ký kết giữa Bộ GTVT hoặc Tổng công ty cao tốc với các nhà thầu rất rõ ràng minh bạch. Chi phí bao nhiêu, thu phí bao nhiêu, thời gian thu phí thế nào?... đều được quy định rất rõ. Hai bên ký kết đều phải tuân thủ thực hiện theo đúng văn bản pháp lý này, nếu không đúng phải bị xử lý. Tại sao doanh nghiệp đầu tư BOT không kinh doanh được lại đổ cho Nhà nước. Việc này Chính phủ và Bộ GTVT cần phải cương quyết. Tiền thuế của người dân không phải muốn làm thế nào, chi thế nào thì chi mà phải cân nhắc kỹ.
Các nhà kinh doanh, đầu tư BOT phải thấy rằng, Nhà nước và Bộ GTVT đã quá ưu đãi cho họ, còn làm được hay không, làm như thế nào là việc của họ; đừng nghĩ đến việc lấy tiền thuế của người dân đóng, muốn làm gì thì làm, hay mua lại các trạm BOT thua lỗ. Bộ GTVT không nên đề xuất mua lại các dự án BOT này.
Khong the dung tien thue cua dan… mua lai cac BOT thua lo!-Hinh-2
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy 
Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên: Các trạm BOT đầu tư theo pháp luật Việt Nam về đầu tư BOT và có các hợp đồng ký kết. Bộ GTVT ít nhất có Thứ trưởng ký, hay các cơ quan khác như Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư… dự án đó mới được phê duyệt.
Giờ muốn Nhà nước mua lại, Bộ GTVT cần thuyết minh căn cứ vào các quy định nào để thanh lý hợp đồng, mà Nhà nước phải bỏ tiền mua, khoản thu từ trước đến giờ giải quyết thế nào? Phải làm rõ nếu không Nhà nước sẽ thất thoát và phát sinh những vấn đề khác. Cần phải có Thanh tra Chính phủ vào cuộc rà soát từ dự án thì mới làm được. Không phải cứ doanh nghiệp không làm được là Nhà nước phải lấy ngân sách ra mua lại, sẽ đi ngược chủ trương trong việc huy động các nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Khong the dung tien thue cua dan… mua lai cac BOT thua lo!-Hinh-3
Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên 
9 dự án BOT sụt giảm doanh thu
Theo thống kê, có 9 dự án BOT gặp vướng mắc do không được thu phí hoặc sụt giảm doanh thu gồm: Dự án xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả; xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa; tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn); dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 qua Cần Thơ; dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh trên địa bàn Đăk Lăk; cầu Thái Hà; cải tạo luồng sông Sài Gòn; cầu Việt Trì - Ba Vì; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cần rà soát từng trạm BOT thua lỗ
Một trong những lý do để đề xuất mua lại các BOT thua lỗ là do có sự phản đối lớn từ người dân, ông có suy nghĩ gì về nguyên nhân này?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy: Họ lấy lý do người dân phản đối trạm BOT nên doanh thu giảm hoặc không được thu phí trong nhiều năm là vô lý. Doanh nghiệp đã chọn vị trí đầu tư BOT là đã khảo sát, nghiên cứu hàng mấy năm rồi, lưu lượng bao nhiêu, lượng xe bao nhiêu, thuận lợi hay không mới ký. Khi doanh nghiệp ký rồi, người dân đi ít hoặc chọn địa điểm đặt trạm thu phí không hợp lý, người dân phản đối thì lại đổ cho Nhà nước là thế nào?!
Chính sách quan trọng nhất là phải đi theo pháp luật. Pháp luật phải lấy hợp đồng là yếu tố pháp lý để giải quyết các vấn đề vướng mắc giữa hai bên. Ngay Bộ GTVT cũng có những chủ trương không đúng như việc thu phí mà thời gian tăng lên thì lại tăng phí lên, lẽ ra thời gian tăng lên thì phải giảm mức thu phí đi. Bởi thời gian càng tăng thì lưu lượng đi càng đông, phải giảm phí cho người dân nhưng đây lại tăng phí cho nhà đầu tư là vô lý, dẫn đến người dân phản đối.
Mấu chốt phải lấy hợp đồng là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi vướng mắc trong BOT, chứ không phải lấy tình cảm, lấy sự nhân nhượng của Nhà nước đối với các nhà đầu tư BOT.
Khong the dung tien thue cua dan… mua lai cac BOT thua lo!-Hinh-4
Đại biểu Phạm Văn Hòa 
Mua lại thì chưa đủ cơ sở pháp lý, vậy cần có những giải pháp nào để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân?
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Đồng Tháp): Chính phủ nên giao lại cho Bộ GTVT rà soát từng dự án. Tùy vào từng trường hợp của các dự án, tìm rõ nguyên nhân để có những biện pháp tối ưu nhất. Việc dùng ngân sách Nhà nước mua lại các trạm BOT là chưa hợp lý. Doanh nghiệp “vỡ trận” có thể tìm đối tác khác để bán lại.
Đề xuất chi hơn 13.000 tỷ đồng mua lại 8 dự án BOT
Tháng 10/2022, Bộ GTVT trình Chính phủ giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Đây là các dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác, nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu phí do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ hoặc dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng... Bộ GTVT lựa chọn 8 dự án BOT có bất cập để đề xuất xử lý sau khi đã có sự thống nhất với nhà đầu tư. Theo đó, tính toán sơ bộ, nguồn vốn nhà nước dự kiến cần bố trí để xử lý vướng mắc, bất cập khoảng 13.115 tỷ đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Khắc phục ngay tình trạng ô tô thu phí tự động không qua được trạm BOT

Nguồn: Vietnamnet 

Điểm danh chiêu “độc” của tài xế phản đối trạm BOT sai phạm

(Kiến Thức) - Trong năm qua, nhiều trạm BOT như Cai Lậy (Tiền Giang), BOT An Sương - An Lạc (TP HCM), BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa)... sai phạm trong thu phí hoặc đặt vị trí trạm đã bị tài xế phản đối bằng nhiều chiêu "độc".

Điểm danh chiêu “độc” của tài xế phản đối trạm BOT sai phạm
Diem danh chieu “doc” cua tai xe phan doi tram BOT sai pham
 1. Tài xế cho tiền lẻ để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang): Trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) có tổng mức đầu tư là 1/389 tỷ đồng, được đặt tại Km1999+900 QL1 với mục đích thu hoàn vốn 6 năm 5 tháng tuyến đường tránh dài 2km và sửa chữa, cải tạo QL1 dài 26 km. Ảnh: CA TPHCM.
Diem danh chieu “doc” cua tai xe phan doi tram BOT sai pham-Hinh-2
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi trạm BOT Cai Lậy thực hiện thu phí (chính thức hoạt động từ 1/8/2017) đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ cánh tài xế vì cho rằng trạm đặt sai vị trí. Những tài xế khi di chuyển qua trạm đã bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé. Ảnh: VietNamNet. 

Chiêu trò “móc túi” người dân của ông chủ BOT và sự vô trách nhiệm của bộ GTVT

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đằng sau việc thiếu minh bạch của các dự án BOT không chỉ là nhà đầu tư mà cả 1 nhóm lợi ích. Việc người dân tự "lập trại", giám sát hoạt động trạm BOT Ninh Lộc là minh chứng cho thấy niềm tin của dân bị tát cạn. Trong khi đó, vai trò của Bộ GTVT gần như bằng 0 khi "bỏ mặc" cả người dân lẫn chủ đầu tư.

Chiêu trò “móc túi” người dân của ông chủ BOT và sự vô trách nhiệm của bộ GTVT
Cho rằng trạm thu phí đường bộ BOT Ninh Lộc, thuộc dự án mở rộng QL 1A, dài 38km đoạn qua phía bắc tỉnh Khánh Hòa, gian lận số liệu thống kê như: tổng mức đầu tư, số tiền thu hàng ngày để kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn, chiếm đoạt tài sản nhà nước và xâm hại quyền lợi người dân, từ cuối tháng 2 đầu 3.2019, một nhóm người dân (ở nhiều địa phương khác nhau) đã đến "lập trại", giám sát hoạt động trạm BOT này bằng cách kiểm đếm thủ công.

Điều tra vụ ném bom xăng trạm BOT Ninh Xuân

Trạm BOT Ninh Xuân chưa thể thu phí suốt 4 tháng qua do bị phản đối, đỉnh điểm hôm 17/4 đã bị ném bom xăng tự chế.

Điều tra vụ ném bom xăng trạm BOT Ninh Xuân
Sáng 18/4, ông Nguyễn Đức Trọng - Giám đốc Công ty TNHH MTV CICO 501 BOT QL 26 - cho biết đã làm văn bản đề nghị Công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vào cuộc điều tra vụ ném bom xăng vào trạm BOT Ninh Xuân (Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.