Không quân Việt Nam nhận vận tải cơ C-295 vào năm 2015

(Kiến Thức) - Dự kiến, các máy bay vận tải hạng trung C-295 mà Việt Nam đặt mua của Airbus sẽ đi vào phục vụ từ năm 2015.

Không quân Việt Nam nhận vận tải cơ C-295 vào năm 2015
Tạp chí IHS Jane's đưa tin, 3 vận tải cơ hạng trung hiện đại C-295 mà Việt Nam đặt hàng mua từ Airbus Defence & Space (Airbus DS) dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 2015.
Mặc dù vậy, chi tiết hợp đồng vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Jane's thì hợp đồng mua bán này được cho là ký kết vào năm 2013 có tổng giá trị khoảng 100 triệu USD bao gồm cả cung cấp phụ tùng, bảo dưỡng và huấn luyện phi công.
Airbus DS cũng tiết lộ thêm rằng việc sản xuất chiếc C-295 đầu tiên theo đơn hàng của Việt Nam đang được thực hiện ở nhà máy tại Seville, Tây Ban Nha.
Vận tải cơ C-295.
 Vận tải cơ C-295.
Các máy bay C-295 cung cấp cho Việt Nam sẽ là cấu hình vận tải cơ bản, không có hệ thống nhiệm vụ bổ sung. Như vậy, có thể tạm xác định thông số của C-295 phiên bản Việt Nam là có trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn, chở được tối đa 9,25 tấn hàng hóa.
Khoang hàng của C-295 có thể chở tối đa 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m).

“Ngựa thồ” hàng không An-26 của Không quân Việt Nam

“Ngựa thồ” hàng không An-26 của Không quân Việt Nam
Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.
Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.

Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.
Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.

Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn.
An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn.

An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng.
An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng.

An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
 An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.

Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân.
Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân.

Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26.
Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26.

Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.
Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.

“Ngựa thồ hàng không” Il-76 diệt mục tiêu trên không

(Kiến Thức) - Máy bay vận tải hạng nặng Il-76 được trang bị 2 pháo 23mm ở đuôi để phòng thủ chống tiêm kích bám đuôi.

“Ngựa thồ hàng không” Il-76 diệt mục tiêu trên không
Các máy bay vận tải thường thì không được trang bị vũ khí, cho nên khi hoạt động trong thời chiến, nhất là bay trong vùng địch cần có sự hộ tống của đội bay tiêm kích. Tuy nhiên, cũng có một số loại được trang bị bổ sung thêm tháp pháo đặt ở đuôi máy bay để chống tiêm kích địch. Trong ảnh là pháo 23mm ở đuôi máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Không quân Nga khai hỏa diệt mục tiêu giả định.
Các máy bay vận tải thường thì không được trang bị vũ khí, cho nên khi hoạt động trong thời chiến, nhất là bay trong vùng địch cần có sự hộ tống của đội bay tiêm kích. Tuy nhiên, cũng có một số loại được trang bị bổ sung thêm tháp pháo đặt ở đuôi máy bay để chống tiêm kích địch. Trong ảnh là pháo 23mm ở đuôi máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Không quân Nga khai hỏa diệt mục tiêu giả định. 

Chuyện “ngựa thồ hàng không” An-26 Việt Nam bay báo bão

Mặc cho thời tiết không thuận lợi, các cánh bay An-26 của Trung đoàn 918 vẫn cất cánh làm nhiệm vụ bay báo bão cho ngư dân khi có lệnh.

Chuyện “ngựa thồ hàng không” An-26 Việt Nam bay báo bão

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.