Không quân Việt Nam mua vận tải cơ L-410?

(Kiến Thức) - Có khả năng Việt Nam đã mua máy bay vận tải tầm ngắn L-410 do Cộng hòa Czech chế tạo trang bị cho không quân.

Theo báo Quân đội Nhân dân, sáng 17/4, tại Đà Nẵng, Cục Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ (MBĐC) năm 2013 cho 80 đồng chí là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Kỹ thuật, trưởng ban, trợ lý MBĐC các đơn vị không quân, Học viện Phòng không – Không quân, Trường Sĩ quan Không quân, Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật các nhà máy sửa chữa Kỹ thuật hàng không A32, A42, A41, A45.
Trong thời gian hai ngày tập huấn, các học viên được giới thiệu về vũ khí trang bị mới như máy bay CASA-212, L-410, DH-6, EC-255; thống nhất cách tính hệ số kỹ thuật, cách đăng ký ghi chép hồ sơ, lý lịch của Kỹ thuật hàng không khi xuất xưởng tại nhà máy và trong quá trình khai thác sử dụng tại đơn vị; thống nhất các loại mẫu biểu, nội dung và các qui định của báo cáo kỹ thuật chuyên ngành MBĐC trong toàn Quân chủng; tham quan thực tế dây chuyền sửa chữa máy bay của Nhà máy A32.
Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ.
 Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ.
Điều đặc biệt là trong số những loại máy bay mà các học viên được giới thiệu tại Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ có sự xuất hiện của cái tên L-410 – một loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Cộng hòa Czech chế tạo chưa bao giờ phục vụ trong quân đội ta.
Việc L-410 xuất hiện trong danh sách vũ khí trang bị mới mà các học viện của trường không quân, nhà máy hàng không quân sự cho thấy, có thể trong tương lai gần L-410 sẽ có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Hay dễ hiểu hơn là chúng ta có thể đã ký mua máy bay L-410.
L-410 có "tên họ" đầy đủ là L-410 Turbolet - máy bay vận tải 2 động cơ tầm ngắn do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay. Hiện, có khoảng 1.000 chiếc phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự, quân sự ở khoảng 9-10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, có Philippines đang sử dụng L-410 cho hoạt động bay chở khách.
Vận tải cơ hạng nhẹ L-410 Turbolet phục vụ trong Không quân Nga.
 Vận tải cơ hạng nhẹ L-410 Turbolet phục vụ trong Không quân Nga.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa trang bị máy bay không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Chúng ta đã có hợp đồng lớn mua tiêm kích đa năng Su-27SK, Su-30MK2 và một số máy bay trinh sát biển. Đối với lực lượng không quân vận tải cũng đang bước đầu hiện đại hóa.
Gần đây, đã có thông tin việc Việt Nam bày tỏ quan tâm tới loại máy bay vận tải hạng trung CN295 do Công ty PT Dirgantara Indonesia và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất.
“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh có kế hoạch gửi một phái đoàn không quân đến để nghiên cứu ngành công nghiệp hàng không Indonesia và tìm hiểu thêm về CN295”, hãng tin Antara Indonesia viết. PT Dirgantara hy vọng Việt Nam sẽ đặt hàng mua 3 vận tải cơ CN295.

Sức mạnh vận tải cơ Indonesia “chào hàng” Việt Nam

Theo thông tin từ Airbus Military, Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đưa máy bay vận tải chiến thuật CN295 thực hiện chuyến lưu diễn qua 6 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chuyến đi này không nằm ngoài mục đích chào bán máy bay CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ Airbus Military, Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đưa máy bay vận tải chiến thuật CN295 thực hiện chuyến lưu diễn qua 6 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chuyến đi này không nằm ngoài mục đích chào bán máy bay CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam.

Máy bay vận tải quân sự CN295 do Công ty PT Dirgantar Indonesia (PTDI) và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. CN295 là tên gọi của biến thể dành cho Không quân Indonesia phát triển hoàn toàn dựa trên loại C-295.
Máy bay vận tải quân sự CN295 do Công ty PT Dirgantar Indonesia (PTDI) và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. CN295 là tên gọi của biến thể dành cho Không quân Indonesia phát triển hoàn toàn dựa trên loại C-295.

CN295 thiết kế thực hiện các nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương và nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Điều đặc biệt là máy bay có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chiều dài đường băng cất cánh cần 670m, hạ cánh cần 320m.
CN295 thiết kế thực hiện các nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương và nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Điều đặc biệt là máy bay có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chiều dài đường băng cất cánh cần 670m, hạ cánh cần 320m.

CN295 trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Trong ảnh là buồng lái tiện nghi gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 6x8in hiển thị thông số kỹ thuật bay trên buồng lái CN295. Ảnh minh họa.
CN295 trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Trong ảnh là buồng lái tiện nghi gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 6x8in hiển thị thông số kỹ thuật bay trên buồng lái CN295. Ảnh minh họa.

CN295 chở được 71 người hoặc 9,25 tấn hàng hóa. Ảnh minh họa.
CN295 chở được 71 người hoặc 9,25 tấn hàng hóa. Ảnh minh họa.

CN295 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G cho phép đạt tốc độ tối đa 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu tải 3 tấn hàng hóa) hoặc 3.700km (nếu tải 4,5 tấn hàng), trần bay 9.100m.
CN295 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G cho phép đạt tốc độ tối đa 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu tải 3 tấn hàng hóa) hoặc 3.700km (nếu tải 4,5 tấn hàng), trần bay 9.100m.

Ngoài biến thể vận tải, Airbus Military đang phát triển các biến thể cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295AEW và biến thể tuần tra chống ngầm C-295MPA. Trong tương lai, không loại trừ khả năng Airbus Military sẽ cùng với Indonesia hợp tác đưa vào Đông Nam Á cả hai loại máy bay này.
Ngoài biến thể vận tải, Airbus Military đang phát triển các biến thể cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295AEW và biến thể tuần tra chống ngầm C-295MPA. Trong tương lai, không loại trừ khả năng Airbus Military sẽ cùng với Indonesia hợp tác đưa vào Đông Nam Á cả hai loại máy bay này.

C-295AEW cảnh báo sớm trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động do hãng Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất.
C-295AEW cảnh báo sớm trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động do hãng Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất.

Airbus Military đang trong quá trình thử nghiệm biến thể tuần tra chống ngầm C-295MPA thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước.
Airbus Military đang trong quá trình thử nghiệm biến thể tuần tra chống ngầm C-295MPA thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước.

C-295MPA thiết kế hoàn toàn dựa trên khung thân C-295 vận tải với một số sửa đổi phù hợp với vai trò tuần tra biển. C-295MPA thiết kế với 6 giá treo vũ khí mang được ngư lôi chống ngầm và tên lửa chống tàu mặt nước (trong ảnh).
C-295MPA thiết kế hoàn toàn dựa trên khung thân C-295 vận tải với một số sửa đổi phù hợp với vai trò tuần tra biển. C-295MPA thiết kế với 6 giá treo vũ khí mang được ngư lôi chống ngầm và tên lửa chống tàu mặt nước (trong ảnh).

Trong ảnh là C-295MPA phóng thử nghiệm ngư lôi chống ngầm.
Trong ảnh là C-295MPA phóng thử nghiệm ngư lôi chống ngầm.

Vận tải cơ nào “khỏe” nhất khu vực ĐNA?

“Lực sĩ” C-130 (Mỹ sản xuất) đang là máy bay vận tải chiến thuật phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á với 5/11 quốc gia sử dụng gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Trong ảnh là máy bay vận tải chiến thuật trong biên chế Không quân Singapore (tổng cộng 5 chiếc).
“Lực sĩ” C-130 (Mỹ sản xuất) đang là máy bay vận tải chiến thuật phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á với 5/11 quốc gia sử dụng gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Trong ảnh là máy bay vận tải chiến thuật trong biên chế Không quân Singapore (tổng cộng 5 chiếc).

Những chiếc C-130 trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc biến thể C-130H có chiều dài 12,31m, rộng 3,12m, cao 2,74m, trọng lượng cất cánh tối đa 70,3 tấn. Trong ảnh là chiếc C-130H của Không quân Indonesia (tổng cộng 26 chiếc).
Những chiếc C-130 trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc biến thể C-130H có chiều dài 12,31m, rộng 3,12m, cao 2,74m, trọng lượng cất cánh tối đa 70,3 tấn. Trong ảnh là chiếc C-130H của Không quân Indonesia (tổng cộng 26 chiếc).

C-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay 3.800km, trần bay tối đa hơn 10km. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Thái Lan (tổng cộng 12 chiếc).
C-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay 3.800km, trần bay tối đa hơn 10km. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Thái Lan (tổng cộng 12 chiếc).

Những chiếc C-130 khi cất cánh với trọng lượng tối đa 70,3 tấn cần đường băng dài 1.093m, còn nếu chỉ có trọng lượng 36,3 tấn thì chỉ cần đường băng dài 427m. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Malaysia (tổng cộng 15 chiếc).
Những chiếc C-130 khi cất cánh với trọng lượng tối đa 70,3 tấn cần đường băng dài 1.093m, còn nếu chỉ có trọng lượng 36,3 tấn thì chỉ cần đường băng dài 427m. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Malaysia (tổng cộng 15 chiếc).

Với tải trọng tối đa 20 tấn, C-130 được xem là một trong hai vận tải cơ khỏe nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Philippines (tổng cộng 3 chiếc).
Với tải trọng tối đa 20 tấn, C-130 được xem là một trong hai vận tải cơ khỏe nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Philippines (tổng cộng 3 chiếc).

C-130 có khả năng chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương (và 2 bác sĩ) hoặc 2-3 xe bọc thép hạng nhẹ Humvees hoặc 2 chiếc xe bọc thép chở quân M113.
C-130 có khả năng chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương (và 2 bác sĩ) hoặc 2-3 xe bọc thép hạng nhẹ Humvees hoặc 2 chiếc xe bọc thép chở quân M113.

Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu 7 chiếc C-130 nhưng toàn bộ số này đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980. Hiện nay, đóng vai trò vận tải chủ lực không quân ta là những chiếc An-26 (trong ảnh) do Liên Xô sản xuất.
Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu 7 chiếc C-130 nhưng toàn bộ số này đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980. Hiện nay, đóng vai trò vận tải chủ lực không quân ta là những chiếc An-26 (trong ảnh) do Liên Xô sản xuất.

Máy bay vận tải chiến thuật An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. An-26 lắp 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 440km/h, tầm bay 2.500km và trần bay 7.500m.
Máy bay vận tải chiến thuật An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. An-26 lắp 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 440km/h, tầm bay 2.500km và trần bay 7.500m.

Máy bay vận tải An-26 chỉ có tải trọng tối đa 5,5 tấn.
Máy bay vận tải An-26 chỉ có tải trọng tối đa 5,5 tấn.

Hiện nay, Airbus và Indonesia có ý “chào bán” máy bay vận tải chiến thuật CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. CN295 cũng đang được biên chế trong Không quân Indonesia tổng cộng 2 chiếc. CN295 có tải trọng 9,2 tấn, tầm bay xa đến 4.600km.
Hiện nay, Airbus và Indonesia có ý “chào bán” máy bay vận tải chiến thuật CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. CN295 cũng đang được biên chế trong Không quân Indonesia tổng cộng 2 chiếc. CN295 có tải trọng 9,2 tấn, tầm bay xa đến 4.600km.

“Ông vua” vận tải khỏe nhất khu vực Đông Nam Á thứ 2 thuộc về chiếc Shaanxi Y-8 của Không quân Malaysia. Đây là chiếc máy bay do Công ty Máy bay Shaanxi (Trung Quốc) phát triển dựa trên loại An-12 của Liên Xô.
“Ông vua” vận tải khỏe nhất khu vực Đông Nam Á thứ 2 thuộc về chiếc Shaanxi Y-8 của Không quân Malaysia. Đây là chiếc máy bay do Công ty Máy bay Shaanxi (Trung Quốc) phát triển dựa trên loại An-12 của Liên Xô.

Shaanxi Y-8 dài 34,02m, cao 11,16m, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 660km/h, tầm bay gần 6.000km, trần bay hơn 10km.
Shaanxi Y-8 dài 34,02m, cao 11,16m, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 660km/h, tầm bay gần 6.000km, trần bay hơn 10km.

Shaanxi Y-8 có tải trọng 20 tấn.
Shaanxi Y-8 có tải trọng 20 tấn.

Tuy nhiên, vị trí “ông vua khỏe nhất” khu vực Đông Nam Á của C-130 và Y-8 có thể chỉ giữ được tới năm 2015. Khi đó, Đông Nam Á sẽ xuất hiện “vị vua” mới, vận tải cơ hạng nặng Airbus A400M có tải trọng lên tới 37 tấn được Không quân Malaysia đặt mua (4 chiếc).
Tuy nhiên, vị trí “ông vua khỏe nhất” khu vực Đông Nam Á của C-130 và Y-8 có thể chỉ giữ được tới năm 2015. Khi đó, Đông Nam Á sẽ xuất hiện “vị vua” mới, vận tải cơ hạng nặng Airbus A400M có tải trọng lên tới 37 tấn được Không quân Malaysia đặt mua (4 chiếc).

Tin mới