Không phải M60, đây mới là xe tăng khiến Liên Xô e ngại

Không phải M60, đây mới là xe tăng khiến Liên Xô e ngại

(Kiến Thức) - Khá mỉa mai là trong đầu những năm 1960 không phải Mỹ hay Liên Xô là quốc gia sở hữu công nghệ chế tạo xe tăng tốt nhất thế giới.

Có giá khoảng 100.000 Bảng Anh cho mỗi chiếc (tỷ giá năm 1967), dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain của Anh mới thực sự là cơn ác mộng thực sự với lính tăng Liên Xô trong suốt  Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Tankency.
Có giá khoảng 100.000 Bảng Anh cho mỗi chiếc (tỷ giá năm 1967), dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Chieftain của Anh mới thực sự là cơn ác mộng thực sự với lính tăng Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Tankency.
Ra đời từ năm 1966, xe tăng Chieftain của Anh có trọng lượng lên tới 56 tấn, dài 7,5 mét và có chiều rộng lên tới 3,66 mét, với kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: Tankency.
Ra đời từ năm 1966, xe tăng Chieftain của Anh có trọng lượng lên tới 56 tấn, dài 7,5 mét và có chiều rộng lên tới 3,66 mét, với kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: Tankency.
Vũ khí chết người mà chiếc xe tăng Anh này được trang bị là pháo chính 120mm. Đây được xem là cỡ nòng lớn nhất dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực ở thời điểm Chieftain xuất hiện và nó hoàn toàn có thể hạ gục một loạt mẫu xe tăng Liên Xô cùng thời. Nguồn ảnh: Tankency.
Vũ khí chết người mà chiếc xe tăng Anh này được trang bị là pháo chính 120mm. Đây được xem là cỡ nòng lớn nhất dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực ở thời điểm Chieftain xuất hiện và nó hoàn toàn có thể hạ gục một loạt mẫu xe tăng Liên Xô cùng thời. Nguồn ảnh: Tankency.
Và trong giai đoạn đầu những năm 1960, Chieftain được đánh giá là một xe tăng mạnh nhất thế giới khi sở hữu bộ đôi sức mạnh hỏa lực kết hợp với khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Tankency.
Và trong giai đoạn đầu những năm 1960, Chieftain được đánh giá là một xe tăng mạnh nhất thế giới khi sở hữu bộ đôi sức mạnh hỏa lực kết hợp với khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Tankency.
Cụ thể, các xe tăng M60 chủ lực của Mỹ thời kỳ này chỉ được trang bị cỡ nòng 105 mm và xe tăng T-62 chủ lực của Liên Xô cũng chỉ được trang bị cỡ nòng 115 mm. Nguồn ảnh: Tankency.
Cụ thể, các xe tăng M60 chủ lực của Mỹ thời kỳ này chỉ được trang bị cỡ nòng 105 mm và xe tăng T-62 chủ lực của Liên Xô cũng chỉ được trang bị cỡ nòng 115 mm. Nguồn ảnh: Tankency.
Còn hệ thống động lực Chieftain được trang bị động cơ diesel có công suất lên tới 750 mã lực với tốc độ tối đa 48 km/h trên địa hình bằng phẳng. Các con số này ở M-60 và T-62 lần lượt là 750 mã lực và 580 mã lực Nguồn ảnh: Tankency.
Còn hệ thống động lực Chieftain được trang bị động cơ diesel có công suất lên tới 750 mã lực với tốc độ tối đa 48 km/h trên địa hình bằng phẳng. Các con số này ở M-60 và T-62 lần lượt là 750 mã lực và 580 mã lực Nguồn ảnh: Tankency.
Chieftain được trang bị giáp mặt trước dày tới 120 mm và được vuốt cong 72 độ trong khi đó giáp tháp pháo dày tới 195 mm và được vuốt cong tới 60 độ. Ảnh: Hệ thống động cơ của xe tăng chủ lực Chieftain. Nguồn ảnh: Tankency.
Chieftain được trang bị giáp mặt trước dày tới 120 mm và được vuốt cong 72 độ trong khi đó giáp tháp pháo dày tới 195 mm và được vuốt cong tới 60 độ. Ảnh: Hệ thống động cơ của xe tăng chủ lực Chieftain. Nguồn ảnh: Tankency.
Ngoài khẩu pháo chính có cỡ nòng cực đại, các xe tăng Anh còn được trang bị tới hai khẩu súng máy FN MAG với cỡ nòng 7,62x51 mm chuẩn NATO. Ảnh: Kho chứa đạn tăng bên trong Chieftain. Nguồn ảnh: Tankency.
Ngoài khẩu pháo chính có cỡ nòng cực đại, các xe tăng Anh còn được trang bị tới hai khẩu súng máy FN MAG với cỡ nòng 7,62x51 mm chuẩn NATO. Ảnh: Kho chứa đạn tăng bên trong Chieftain. Nguồn ảnh: Tankency.
Với lượng nhiên liệu mang theo lên tới 890 lít, Chieftain có thể thực hiện hành trình dài tối đa 500 km trước khi nó phải dừng lại tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Tankency.
Với lượng nhiên liệu mang theo lên tới 890 lít, Chieftain có thể thực hiện hành trình dài tối đa 500 km trước khi nó phải dừng lại tiếp nhiên liệu. Nguồn ảnh: Tankency.
Một vài phiên bản cải tiến từ các dòng xe tăng Chieftain còn là tiền đề để Anh phát triển ra xe tăng Challeger và trở thành dòng xe tăng chủ lực của Anh sau này. Nguồn ảnh: Tankency.
Một vài phiên bản cải tiến từ các dòng xe tăng Chieftain còn là tiền đề để Anh phát triển ra xe tăng Challeger và trở thành dòng xe tăng chủ lực của Anh sau này. Nguồn ảnh: Tankency.
Ngoài Anh, Chieftain còn được xuất khẩu tới các nước khác như Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Oman và góp mặt trong các cuộc chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh Vùng Vịnh,... Nguồn ảnh: Tankency.
Ngoài Anh, Chieftain còn được xuất khẩu tới các nước khác như Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Oman và góp mặt trong các cuộc chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh Vùng Vịnh,... Nguồn ảnh: Tankency.
Tới tận ngày nay, Chieftain vẫn được tiếp tục sử dụng trong biên chế xe tăng chính thức của một vài quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Tankency.
Tới tận ngày nay, Chieftain vẫn được tiếp tục sử dụng trong biên chế xe tăng chính thức của một vài quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Tankency.
Mời độc giả xem video: Xe tăng Chieftain trong cuộc Chiến tranh Iraq lần thứ nhất. Nguồn: Youtube.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.