Không ngờ Nga từng tụt hậu so với Mỹ về tàu sân bay thế này!

Không ngờ Nga từng tụt hậu so với Mỹ về tàu sân bay thế này!

(Kiến Thức) - Một điều khá bất ngờ là tới tận năm 1989 - nghĩa là khi Liên Xô chuẩn bị tan rã, quân đội nước này mới... hạ cánh được tiêm kích Su-33 lên tàu sân bay của lực lượng này.

Năm 1989, lần đầu tiên một  chiến đấu cơ Su-33 hạ cánh thành công lên hàng không mẫu hạm Kuznetsov. Khi này, Su-33 mang tên cũ là Su-27K còn tàu Kuznetsov mang tên thành phố biển Tbilisi. Nguồn ảnh: Rumil.
Năm 1989, lần đầu tiên một chiến đấu cơ Su-33 hạ cánh thành công lên hàng không mẫu hạm Kuznetsov. Khi này, Su-33 mang tên cũ là Su-27K còn tàu Kuznetsov mang tên thành phố biển Tbilisi. Nguồn ảnh: Rumil.
Việc hạ cánh thành công phi cơ thử nghiệm Su-27K lên hàng không mẫu hạm Kuznetsov đã làm "nức lòng" giới tướng lĩnh quân sự Liên Xô thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Rumil.
Việc hạ cánh thành công phi cơ thử nghiệm Su-27K lên hàng không mẫu hạm Kuznetsov đã làm "nức lòng" giới tướng lĩnh quân sự Liên Xô thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Rumil.
Do thời diểm đó trình độ đóng tàu còn rất hạn chế và sử dụng các công nghệ lạc hậu cùng học thuyết quân sự có phần khá khác biệt, các tàu sân bay của Liên Xô chưa bao giờ gây được "tiếng vang" như các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Rumil.
Do thời diểm đó trình độ đóng tàu còn rất hạn chế và sử dụng các công nghệ lạc hậu cùng học thuyết quân sự có phần khá khác biệt, các tàu sân bay của Liên Xô chưa bao giờ gây được "tiếng vang" như các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Rumil.
Vậy nên, việc hạ cánh được một chiến đấu cơ hiện đại như tiêm kích Su-27K lên boong tàu sân bay Kuznetsov được cho là một bước tiến vượt bậc - ít nhất là đối với lực lượng Hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rumil.
Vậy nên, việc hạ cánh được một chiến đấu cơ hiện đại như tiêm kích Su-27K lên boong tàu sân bay Kuznetsov được cho là một bước tiến vượt bậc - ít nhất là đối với lực lượng Hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Rumil.
Ngay cả khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, chương trình nghiên cứu và hoàn thiện cũng như sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-27K vẫn không bị ảnh hưởng - đủ để thấy tầm quan trọng của chương trình này trong mắt của cả Hải quân Liên Xô lẫn Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Ngay cả khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, chương trình nghiên cứu và hoàn thiện cũng như sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-27K vẫn không bị ảnh hưởng - đủ để thấy tầm quan trọng của chương trình này trong mắt của cả Hải quân Liên Xô lẫn Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Tới năm 1998, chiến đấu cơ Su-27K được đổi tên thành Su-33, phiên bản Su-27KUB hai chỗ ngồi huấn luyện được đổi thành Su-33UB. Ngoài ra, tàu sân bay Tbilisi từ trước đó cũng đã được đổi tên thành Kuznetsov. Nguồn ảnh: Rumil.
Tới năm 1998, chiến đấu cơ Su-27K được đổi tên thành Su-33, phiên bản Su-27KUB hai chỗ ngồi huấn luyện được đổi thành Su-33UB. Ngoài ra, tàu sân bay Tbilisi từ trước đó cũng đã được đổi tên thành Kuznetsov. Nguồn ảnh: Rumil.
Bên cạnh MiG-29K, Su-33 hiện tại một trong hai loại chiến đấu cơ đa năng chiếm ưu thế trên không của lực lượng Không quân Hải quân Nga - lực lượng có số lượng phi công còn... ít hơn cả số lượng phi công vũ trụ mà Nga hiện đang có. Nguồn ảnh: Rumil.
Bên cạnh MiG-29K, Su-33 hiện tại một trong hai loại chiến đấu cơ đa năng chiếm ưu thế trên không của lực lượng Không quân Hải quân Nga - lực lượng có số lượng phi công còn... ít hơn cả số lượng phi công vũ trụ mà Nga hiện đang có. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù được coi là "thanh gươm và lá chắn" của hàng không mẫu hạm Kuznetsov, tuy nhiên tới nay mới chỉ có khoảng 35 chiếc Su-33 được ra đời - quá ít ỏi nhưng cũng không đáng ngạc nhiên vì Nga cũng chỉ có... nhõn một tàu sân bay. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù được coi là "thanh gươm và lá chắn" của hàng không mẫu hạm Kuznetsov, tuy nhiên tới nay mới chỉ có khoảng 35 chiếc Su-33 được ra đời - quá ít ỏi nhưng cũng không đáng ngạc nhiên vì Nga cũng chỉ có... nhõn một tàu sân bay. Nguồn ảnh: Rumil.
Do cất cánh theo kiểu cầu nhảy từ tàu sân bay, Su-33 bị giới hạn trọng lượng vũ khí, chỉ mang theo được tối đa 6,5 tấn vũ khí các loại dưới 12 giá treo của mình. Tuy nhiên chừng đó cũng đã nhiều hơn MiG-29K hẳn... một tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Rumil.
Do cất cánh theo kiểu cầu nhảy từ tàu sân bay, Su-33 bị giới hạn trọng lượng vũ khí, chỉ mang theo được tối đa 6,5 tấn vũ khí các loại dưới 12 giá treo của mình. Tuy nhiên chừng đó cũng đã nhiều hơn MiG-29K hẳn... một tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay duy nhất của Nga thời còn... chạy được.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.