Mạng RIR bình luận, sau khi chiến đấu cơ Su-34 chính thức tham chiến tại Syria, hầu như mọi con mắt của các chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới đều đổ dồn vào mẫu tiêm kích-bom hiện đại nhất của Nga này. Nó còn khiến tiềm năng xuất khẩu của Su-34 cũng được tăng lên đáng kể nhất là từ các khách hàng đến từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Tây Á.
Su-34 là mẫu tiêm kích-bom hai chỗ ngồi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1994. Nó được xem là biến thể sâu chuyên dành cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất của mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27 do Liên Xô phát triển. Đây là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4+ được thiết kế để có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và lẫn cả trên biển, với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày lẫn ban đêm.
Việc điều động Su-34 đến Syria đối với Không quân Nga chỉ như một đợt thử nghiệm thực tế. |
Một lợi thế nữa của Su-34 là nó có thể mang theo lượng nhiên liệu lớn phục vụ cho tác chiến tầm xa. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không giúp biến mẫu tiêm kích-bom trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những tên tuổi huyền thoại của Không quân Liên Xô như Tu-22M.
Khách hàng tiềm năng
Cho tới thời điểm hiện tại, Không quân Nga đã đưa vào trang bị 73 chiếc chiến đấu cơ Su-34 và có kế hoạch mua thêm 124 chiếc khác trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Và sau những gì mà Su-34 thể hiện ở chiến trường Syria càng làm củng cố chắc chắn hơn kế hoạch này của Không quân Nga, ngoài ra còn là màn giới thiệu tốt nhất của Sukhoi đến các khách hàng nước ngoài có ý định mua mẫu tiêm kích-bom tiên tiến này.
Vladimir Karnozov – chuyên gia phân tích hàng không cho biết, Iran và Algeria nhiều khả năng sẽ các quốc gia đầu tiên sẽ đặt mua Su-34 từ Nga. Thậm chí Iran còn tham vọng hợp tác với Sukhoi xây dựng dây chuyền lắp ráp máy bay chiến đấu của Nga tại nước này, tuy nhiên quá trình này chắc chắn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài.
Những gì mà Su-34 thể hiện tại Syria đã là quá đủ cho các khách hàng tiềm năng của nó. |
Một rào cản nữa là việc các quốc gia như Algeria và các nước châu Mỹ Latinh có tài chính eo hẹp chỉ khả năng mua số lượng nhỏ các loại máy chiến đấu mới, thì dòng Su-30 lại phù hợp hơn là việc trang bị Su-34 vốn chỉ dành cho các quốc gia sở hữu lực lượng không quân đông đảo như Nga hay Trung Quốc.
Dẫn đầu về chất lượng trong tầm giá
Su-34 là mẫu tiêm kích-bom tốt nhất thế giới trong cùng phân khúc thị trường máy bay chiến đấu thế giới, với giá cả lẫn chất lượng đều vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó đến từ các công ty khác của Nga hay đến từ Mỹ như F-15 Eagle đều trở nên lỗi thời khi đứng cùng Su-34.
Theo tờ Lebanon Ad-Diyar cho biết, trong một đợt không kích của Nga vào các mục tiêu ở Syria do phi đội 6 chiếc Su-34 xuất kích căn cứ không quân Hamim bay qua không phận Đại Trung Hải thì gặp bốn chiếc F-15 của Israel. Nhưng những chiếc F-15 của Israel đều rơi vào tầm ngắm của Su-34, ngay lập tức phi đội máy bay chiến đấu của Israel rời khỏi không phận. Trong khi đó nhờ được trang bị các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga Su-34 có thể dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria mà không bị đe dọa bởi các lực lượng phòng không mặt đất.
Su-34 sẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường vũ khí thế giới trong thời gian sắp tới. |
“Đối với Không quân Nga, các chiến dịch không kích ở Syria chỉ như một đợt thử nghiệm các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới được đưa vào trang bị gần đây. Nó đơn thuần giống như một đợt thử nghiệm chiến đấu trong điều kiện tác chiến thực dành cho Su-34 và màn giới thiệu mẫu máy bay này cho các khách hàng tiềm năng,” Oleg Zheltonozhko một nhà phân tích quân sự người Nga cho biết.
Cũng theo ông này, việc xuất khẩu Su-34 không chắc sẽ sớm được diễn ra một phần do thị trường dành cho các mẫu máy bay chiến đấu như Su-34 không nhiều, trong khi đó nhu cầu đưa vào trang bị mới Su-34 trong Không quân Nga lại rất lớn khi những chiếc tiêm-kích bom như Su-24 đang dần trở nên lỗi thời.