Không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, bức xúc, kéo dài

UB Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, không để xảy ra khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.

Không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, bức xúc, kéo dài
Tiếp tục chương trình kỳ họp, 8h00 sáng 22/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Số đơn do các Bộ, ngành trung ương tiếp nhận tăng gần gấp đôi

Trình bày Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo  năm 2023 tiếp tục có sự đổi mới, đạt kết quả tích cực, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật đối với 81,7% số vụ việc khiếu nại, 86,3% số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.

Khong de xay ra tinh trang khieu nai, to cao vuot cap, buc xuc, keo dai
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023.
Ủy ban Pháp luật đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; những kết quả đạt được trong công tác này đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Về công tác tiếp công dân, việc công dân trực tiếp đến các bộ, ngành để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh, nhất là về số lượng đoàn đông người. Điều đó cho thấy, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở còn hạn chế, tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá làm rõ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, bức xúc, kéo dài.

Về kết quả tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, báo cáo của Chính phủ cho thấy, tổng số đơn các loại do các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận là 453.097 đơn, tăng 31,4% so với cùng kỳ; trong đó, các cơ quan đã xử lý 428.955 đơn, chiếm tỷ lệ 94,7%.

So với năm 2022, số đơn do các bộ, ngành trung ương tiếp nhận tăng gần gấp đôi (94,4%) trong khi ở các địa phương số đơn tiếp nhận chỉ tăng 22,6%.

Trong số đơn đã được xử lý, số đơn có đủ điều kiện xử lý chiếm tỷ lệ 76,8% (năm 2022 là 86,8%) và càng lên cấp cao hơn thì tỷ lệ này càng giảm (ở địa phương là 83,3%; ở bộ, ngành là 53,6%; ở Thanh tra Chính phủ là 39,3%).

"Đề nghị Chính phủ làm rõ lý do dẫn đến số lượng đơn thuộc trách nhiệm xử lý của bộ, ngành tăng cao, số đơn đủ điều kiện xử lý giảm để có giải pháp khắc phục phù hợp, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công tác tiếp nhận, xử lý đơn, giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, công chức làm công tác này", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị.

Về kết quả kiểm tra, rà soát và việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung, cung cấp số liệu cụ thể hơn về tình hình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo  tồn đọng, phức tạp, kéo dài; kết quả rà soát, giải quyết các vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất, kiến nghị của cơ quan khác có liên quan. Đồng thời, từ Báo cáo năm sau, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội kèm theo Danh mục các vụ việc khiếu nại, tố cáo  tồn đọng, phức tạp, kéo dài để có cơ sở giám sát việc giải quyết.

Về kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyển đến, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, tình trạng các cơ quan hành chính nhà nước chậm xem xét, giải quyết hoặc trả lời không đầy đủ, đúng hạn đơn thư của công dân do các cơ quan Quốc hội chuyển đến. Đó là vấn đề tồn tại đã được Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác của Quốc hội chỉ ra trong nhiều năm qua, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa khắc phục được triệt để.

Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm trách nhiệm giải quyết và thông báo kịp thời kết quả giải quyết theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đề nghị bổ sung "địa chỉ" cơ quan hạn chế trong tiếp công dân để xử lý

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đánh giá về tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023 được nêu trong Báo cáo của Chính phủ.

Đồng thời nhận thấy, một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm, đã được nêu trong Báo cáo của Chính phủ các năm trước, được Ủy ban Pháp luật chỉ ra trong các báo cáo thẩm tra hằng năm song đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể hơn kết quả của việc khắc phục những hạn chế, bất cập này; đồng thời, bổ sung, làm rõ “địa chỉ” cụ thể cơ quan, địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế để xác định trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp, giúp cho công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trong thời gian tới tại những nơi này có chuyển biến thực sự.

Năm 2024, cùng với các dự án đầu tư lớn đã và đang được triển khai, các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao dự báo vẫn tiếp tục là điểm nóng phát sinh khiếu nại, tố cáo  hành chính liên quan đến đất đai, môi trường, nhất là đối với các dự án phải thu hồi đất, bồi thường, tái định cư...

Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần quan tâm, bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ cụ thể tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp.

>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi bên hành lang Quốc hội Kỳ họp thứ 6 với PV Tri thức và Cuộc sống về nguy cơ nếu giao cho Bộ GD&ĐT thực hiện thêm bộ sách giáo khoa:

 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào sáng 23/10

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào sáng 23/10/2023.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào sáng 23/10
Thứ Hai, ngày 23/10/2023, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng: Phấn đấu chi 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục

Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ phấn đấu bảo đảm 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục; tập trung khắc phục bất cập của SGK, chương trình mới.

Thủ tướng: Phấn đấu chi 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục
Đủ nguồn quỹ để cải cách tiền lương trong 3 năm
Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, sáng nay 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc thực hiện kế hoạch phát kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023 diễn ra trong bối cảnh khó khăn, thách thức chồng chất.

Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm hôm nay

Hôm nay (25/10), theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm hôm nay
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hôm nay, buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín; sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước.
Buổi chiều, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe: báo cáo kết quả kiểm phiếu; dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn và biểu quyết thông qua Nghị quyết; sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.