Không để lọt những người không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương

Kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong Nhân dân.

Không để lọt những người không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương
Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII. Theo ông Bình, công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XIII được tiến hành khoa học, bài bản, khách quan và toàn diện.
Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng
- Xin ông cho biết, số lượng, chất lượng cán bộ được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII so với khóa XII như thế nào?
Trên cơ sở tổng kết công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Bộ Chính trị đã chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Khong de lot nhung nguoi khong xung dang vao Ban Chap hanh Trung uong
 Ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương
Kế hoạch này bảo đảm dân chủ, chặt chẽ, đồng bộ, khách quan, minh bạch, hiệu quả; có nhiều nội dung đổi mới về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, quy trình, cách làm đối với từng nhóm chức danh; đồng thời, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu trong công tác giới thiệu, đề xuất và thẩm định nhân sự quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Các nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, về cơ bản bảo đảm số lượng, cơ cấu, chất lượng; đã được đào tạo qua 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ cấp chiến lược, là nguồn nhân sự hết sức quan trọng để chủ động chuẩn bị công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.
- Những điểm mới, nổi bật trong Phương hướng xây dựng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giới thiệu cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ Đại hội XIII, thưa ông?
Công tác chuẩn bị nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự đoàn kết, thống nhất cao.
Đồng thời, tiến hành một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện, hiệu quả theo phương châm: Làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó.
Thực hiện có hiệu quả quan điểm xử lý hài hoà, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, năng lực thực tiễn; giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả; bảo đảm phù hợp về cơ cấu theo địa bàn, lĩnh vực công tác, độ tuổi, giới tính, dân tộc…, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong Nhân dân.
Quy trình nhân sự được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; đồng thời, được cụ thể hoá cho cả tái cử, lần đầu tham gia và theo từng nhóm đối tượng chức danh. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải bảo đảm chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; bảo đảm sự kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển liên tục và có sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
Trên cơ sở kết quả công tác chuẩn bị nhân sự, tại các hội nghị Trung ương lần thứ 13, 14 và 15, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất cao danh sách nhân sự đề cử để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xem xét, bầu cử theo quy định.
Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm 200 người
- Thưa ông, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến có bao nhiêu người?
Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 200 người, trong đó 180 Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức và 20 Uỷ viên Trung ương Đảng dự khuyết.
- Trường hợp đặc biệt giới thiệu tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII được xem xét, giới thiệu như thế nào?
Xuất phát từ tình hình thực tiễn; căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, nhất là trên cơ sở sự tiêu biểu, nổi trội về phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn, uy tín trong Đảng, trong Nhân dân và yêu cầu, đòi hỏi của các vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lĩnh vực công tác trọng yếu ở các cơ quan của Trung ương Đảng và cơ quan Nhà nước; Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã cân nhắc thận trọng, xem xét tổng thể, thực hiện quy trình chặt chẽ, kỹ lưỡng, khách quan.
Từ đó đã thống nhất cao lựa chọn một số nhân sự thuộc trường hợp “đặc biệt” cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII xem xét, lựa chọn bầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII.
- Ông có thể cho biết, một số nét về tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng?
Về tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội XIII để các đảng bộ trực thuộc Trung ương lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín trong đảng bộ tham dự Đại hội XIII và nhất là phải bảo đảm đủ điều kiện sức khỏe để tham gia Đại hội.
Về cơ cấu, thành phần đại biểu dự Đại hội XIII, tổng số đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là 1.587 đại biểu, gồm: 1381 đại biểu chính thức do đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 bầu, 15 đại biểu ngoài nước được Bộ Chính trị chỉ định và 191 đại biểu đương nhiên là các đồng chí Ủy viên chính thức và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Trong đó, về giới tính có 222 đại biểu nữ (chiếm 13,99%); về dân tộc, có 175 đại biểu là dân tộc thiểu số (chiếm 11,03%); về độ tuổi, có 57 đại biểu dưới 40 tuổi (chiếm 3,59%), 03 đại biểu trên 70 tuổi, độ tuổi trung bình của đại biểu dự Đại hội là 52,2 tuổi, đại biểu cao tuổi nhất là 76 tuổi, đại biểu thấp tuổi nhất là 33 tuổi; về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 1.067 đại biểu có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ (chiếm 67,32%), 71 đại biểu là giáo sư, phó giáo sư (chiếm 4,47%); về trình độ lý luận chính trị, có 1.579 đại biểu có trình độ cử nhân, cao cấp (chiếm tỷ lệ 99,49%).
- Thưa ông, dự thảo Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử có những điểm mới như thế nào để góp phần bảo đảm Đại hội XIII thành công tốt đẹp?
Quy chế bầu cử Đại hội XIII có bố cục gồm 5 chương và 24 điều (như Quy chế Đại hội XII), có một số điểm mới cơ bản.
Trước hết, quy định cụ thể về trách nhiệm của người đề cử nhân sự trong việc đề cử nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Quy chế nêu rõ việc sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân ủy Trung ương cung cấp. Việc ghi phiếu bầu cử được thực hiện tại hội trường và phòng họp của Đoàn đại biểu.
Quy chế làm việc của Đại hội XIII có bố cục gồm 6 chương 16 điều (tăng 1 điều so với Quy chế làm việc Đại hội XII), cũng có một số điểm mới.
Trước hết, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm nêu gương của đại biểu dự Đại hội. Đồng thời, quy định rõ hơn trách nhiệm của Trưởng đoàn đại biểu và nhiệm vụ của các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tham gia sinh hoạt cùng đoàn đại biểu.
Ngoài ra, quy chế đề cập đến nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu và trách nhiệm của Trưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu và nhiệm vụ thực hiện phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Tổng duyệt diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng

Nguồn: TTXVN

Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII để lấy ý kiến Nhân dân

Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020...

Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII để lấy ý kiến Nhân dân

Ngày 20/10, các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng chính thức được công bố để lấy ý kiến của nhân dân.

Các dự thảo được công bố gồm:

- Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030;

- Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025;

- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Cong bo du thao cac van kien Dai hoi XIII de lay y kien Nhan dan

Liên hiệp Hội góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội chủ trì hội thảo.

Liên hiệp Hội góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Lien hiep Hoi gop y du thao cac van kien Dai hoi XIII cua Dang
 TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam.

“Nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”

Đây là nhận định của đại diện Ban Dân vận Trung ương khi nói về kết quả bước đầu các hội nghị lấy ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

“Nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”
Trao đổi với phóng viên VOV.VN về kết quả bước đầu các hội nghị lấy ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, ông Vy Tư Liệu - Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân (Ban Dân vận Trung ương) cho biết, hầu hết các ý kiến đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của đại diện các tầng lớp nhân dân, thể hiện sự đồng tình với các nội dung cơ bản được nêu trong các dự thảo văn kiện. Đồng thời đề nghị bổ sung để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn những nội dung liên quan đến quan điểm, mục tiêu phát triển, đến vị trí, vai trò và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
“Nhieu y kien sau sac, tam huyet voi cac du thao Van kien Dai hoi XIII cua Dang”
 Một Hội nghị góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.