Khôi phục bay thương mại thường lệ: Chưa cho phép khách du lịch nhập cảnh

Bộ GTVT đề xuất khôi phục lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc từ ngày 15/9; đường bay đến Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia, Lào sẽ mở từ 22/9. Trước mắt chưa cho phép nhập cảnh với khách du lịch.

Bộ GTVT vừa tiếp tục có văn bản gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề xuất khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam với các nước và vùng an toàn dịch bệnh.

Theo Bộ GTVT, các chuyến bay chở hàng hoặc chở khách từ Việt Nam đi vẫn thực hiện theo đề nghị của các hãng và các công ước quốc tế Việt Nam tham gia.

Riêng chuyến bay đón khách từ nước ngoài về Việt Nam sẽ được phân bổ đều giữa các ngày trong tuần, hạn chế tối đa trường hợp có 2 chuyến hạ cánh mỗi ngày tại một điểm.

Lịch bay thương mại quốc tế thường lệ có thể nối lại từ 15/9/2020 với các đường bay đi/đến Quảng Châu (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc; và nối lại từ 22/9 với các đường bay đi/đến Đài Loan, Campuchia, Lào.

Bộ GTVT cũng đề xuất khách được đi trên những chuyến bay này gồm: nhà ngoại giao, công vụ; công dân Việt Nam về nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài; người nước ngoài là chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, nhân viên các dự án trọng điểm.

Như vậy, trong giai đoạn trước mắt, khách du lịch chưa được đề xuất cho phép nhập cảnh vào Việt Nam khi đường bay thương mại được mở lại.
Khoi phuc bay thuong mai thuong le: Chua cho phep khach du lich nhap canh
 

Người nước ngoài phải trả phí xét nghiệm, cách ly

Về quy định cách ly, Bộ GTVT đề xuất công dân Việt Nam sau khi làm thủ tục nhập cảnh phải cách ly tập trung 14 ngày và đảm bảo xét nghiệm ít nhất 2 lần âm tính trong thời gian cách ly.

Đối với người nước ngoài là chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, nhân viên các dự án trọng điểm nhập cảnh Việt Nam trên 14 ngày, sau khi làm thủ tục nhập cảnh phải thực hiện cách ly.

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày), không cần cách ly nhưng phải áp dụng biện pháp an toàn, theo hướng dẫn tại Công văn 4674 của Bộ Y tế.

Người nước ngoài chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm khi nhập cảnh vào Việt Nam. Công dân Việt Nam được miễn toàn bộ đối với chi phí xét nghiệm.

Về đường bay, tần suất, chỉ định hãng bay, tại đề xuất mới nhất trên, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm như đề xuất trước đó mà báo Tiền Phong đã đưa tin.

Cụ thể, trước mắt nối lại đường bay với đường bay TP.HCM - Quảng Châu; Hà Nội/TP.HCM – Tokyo (Nhật)/ Seoul (Hàn Quốc)/ Đài Bắc (Đài Loan); Cần Thơ - Phnom Penh (Campuchia); Hà Nội – Lào.

Mỗi tần suất khai thác tối đa 2 chuyến/khứ hồi/tuần, trong đó mỗi nước khai thác 1 chuyến/tuần, mỗi bên chỉ định hãng khai thác các đường bay.

Bộ GTVT đề xuất chỉ định hãng hàng không Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác các đường bay giữa: Hà Nội - Tokyo (Nhật)/Seoul (Hàn Quốc)/Đài Bắc (Đài Loan), TPHCM - Quảng Châu (Trung Quốc), Cần Thơ - Phnom Penh (Campuchia), Việt Nam - Lào. Hãng hàng không Vietjet được chỉ định khai thác các đường bay giữa: TPHCM - Tokyo/Seoul/Đài Bắc.

Với phương án khai thác như trên, dự kiến số lượng hành khách nhập cảnh hàng tuần tại Hà Nội tối đa 2.200 khách/tuần, tại TP.HCM tối đa 2.450 khách/tuần và tại Cần Thơ tối đa 400 khách/tuần.

Bộ GTVT đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế công bố các yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc với hành khách; Công bố danh sách phòng xét nghiệm real-time PCR; Công bố các tiêu chí đối với các nơi có hệ số an toàn cao để có thể tổ chức các chuyến bay thương mại quốc tế; Có hướng dẫn việc thu phí đối với người cách ly.

Do lỗi giao dịch, vợ Chủ tịch Đạt Phương chỉ mua được hơn 100.000 cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Vợ Chủ tịch Đạt Phương đã thực hiện đồng thời mua bán cổ phiếu trong thời gian đăng ký mua do lỗi giao dịch.

Bà Trần Thị Thúy Hằng vừa có thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu DPG của CTCP Đạt Phương. Theo đó, bà Hằng đã mua vào 103.670 cổ phiếu, đồng thời bán ra 1.000 cổ phiếu DPG trong thời gian từ 17/8-3/9 và nâng sở hữu tại Công ty từ 3,808% lên 4,036% vốn.

Theo thông tin công bố trước đó, bà Hằng đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu DPG. Tuy vậy bà đã thực hiện đồng thời mua và bán. Bà Hằng cho biết sự việc mua bán xảy ra do lỗi giao dịch, như vậy bà Hằng chỉ mua ròng được 34% lượng cổ phiếu đăng ký trước đó.

Một nữ đại gia chi 74 tỷ đồng mua cổ phiếu Petroland

(Vietnamdaily) - Hơn 9 triệu cổ phiếu PTL được chuyển từ tay của PV Oil sang tay bà Trần Thị Hường.

Theo thông tin từ CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC (Petroland), bà Trần Thị Hường thông báo mua vào 9 triệu cổ phiếu PTL và nâng tỷ lệ sở hữu lên 9,03% vốn và trở thành cổ đông lớn của Công ty trong ngày 27/8.

Trước đó, bà Trần Thị Hường chưa từng sở hữu cổ phiếu nào tại PTL. Hiện tại mọi thông tin về vị cổ đông lớn này đều chưa được hé lộ.

Tin mới