Ông Lê Công Hiểu, 57 tuổi, nhà ở thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là chi Hội trưởng hội Cựu chiến binh của thôn Phú Ân. Hàng ngày, ông đọc nhiều tờ báo để nắm bắt và phổ biến thông tin cho mọi người trong chi hội.
Tháng 4/2013, ông Hiểu tình cờ đọc được tờ báo Cựu chiến binh, trong đó có bài viết về trường hợp đại tá Phạm Quy bị bệnh đại tràng 45 năm, nay đã khỏi nhờ Đại tràng Tâm Bình. Ông Hiểu quyết định tìm mua sản phẩm của Tâm Bình về sử dụng. Không ngờ, “hợp thầy hợp thuốc”, chỉ sau 3 tháng, ông Hiểu cũng khỏi hẳn căn bệnh đại tràng.
Ông Lê Công Hiểu đọc báo để nắm bắt và phổ biến thông tin cho mọi người trong chi hội.
Hành trình đấu tranh với bệnh tật
Một buổi chiều cuối tháng 10, tôi có dịp được trò chuyện với ông và nghe ông tâm sự về căn bệnh “gia truyền” này của mình. Ông trầm ngâm kể: “Bố và em trai tôi cũng bị bệnh đại tràng. Còn tôi khi xưa đi lính, tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, do điều kiện ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo nên tôi mắc căn bệnh này. Về sau, công việc vất vả, sinh hoạt thiếu điều độ, uống rượu nhiều nên đường ruột của tôi càng bị tổn thương”.
Hơn 30 năm bị bệnh đại tràng hành hạ, ông thường xuyên bị những cơn đau quặn bụng, ăn bất cứ thứ gì lạ là đi ngoài ngay lập tức. Nhưng cũng có khi lại táo bón mấy ngày, phân lúc rắn, lúc nát, mỗi lần đi là đau buốt. “Tôi không có sức để làm bất cứ việc gì, người ngày càng mệt mỏi, ốm yếu. Khi đó, người tôi chỉ được 44 kg thôi, gầy lắm”, ông Hiểu cho biết.
Ông Hiểu khỏe mạnh và phấn khởi sau khi khỏi bệnh viêm đại tràng. |
Vì gia đình khó khăn hơn nữa công việc cũng bận rộn nên ông tự mua thuốc đại tràng để chữa cho mình. Cứ ai mách thuốc gì tốt, từ thuốc Tây cho đến đông y, ông đều mua về dùng nhưng chỉ đỡ một thời gian, cứ ngơi thuốc là bệnh đâu lại vào đấy. Sau đó, ông Hiểu quyết định đi khám ở các bệnh viện lớn và được kết luận là bị bệnh viêm đại tràng. “Lần nào đi khám, mua thuốc cũng mất tiền triệu, nhưng sử dụng thuốc nào mà bệnh viện kê cho cũng vậy, uống thì đỡ ngay khi đó nhưng vài tháng sau lại đau. Dai dẳng chống đỡ với bệnh tật, có lúc tôi nản chí lắm”, ông Hiểu nhớ lại.
Hành trình tìm lại sức khỏe
Ông Hiểu kể lại hành trình tìm đến với Nhà thuốc Tâm Bình mới thấy được sự gian nan, vất vả. Từ quê lúa Thái Bình, ông bắt xe khách lên Hà Nội và suốt quãng đường từ ga Giáp Bát đến Nhà thuốc Tâm Bình ở số nhà 22, Ông Ích Khiêm, ông Hiểu chủ yếu đi bộ. “Tôi cứ cuốc bộ từ con phố này sang con phố khác, tôi nhảy xe buýt tới bờ Hồ ra phố cổ xong lại tiếp tục đi tìm”. Không biết đường, bị “thả” giữa thủ đô xa lạ và bị chỉ nhầm đường sang phố Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng ông Hiểu vẫn quyết tâm tìm bằng được. Có lẽ mong muốn khỏi bệnh đã trở thành động lực mạnh mẽ và là cái “duyên may” để ông “gặp thầy gặp thuốc”, chữa khỏi được bệnh và giúp ông khỏe mạnh trở lại như hôm nay.
Rất nhiều người đến hỏi về bí quyết giúp ông khỏi bệnh viêm đại tràng. |
Ông Hiểu vui mừng kể tiếp: “Tìm được đến Nhà thuốc Tâm Bình, tôi mua luôn 10 hộp uống trong 3 tháng. Mới uống đến hộp thứ 3 tôi thấy đỡ đau bụng rất nhiều. Mừng quá, tôi tiếp tục uống hết 6 hộp thì thấy tình trạng sức khoẻ ngày một khá lên. Tôi ăn khỏe và ngon miệng hơn, chứng đau bụng đi ngoài hay khó tiêu đã được trị dứt điểm, cảm giác khoan khoái, khỏe mạnh. Sau 3 tháng sử dụng liên tục, tôi tăng lên được 5 kg và không phải kiêng khem như trước”.
Từ tháng 12/2013 đến nay, ông Hiểu không cần uống Đại tràng Tâm Bình nữa nhưng cũng không bị đau trở lại. Ông đã mách cho em trai, anh em trong họ và nhiều người bị bệnh đại tràng trong vùng uống đều đỡ bệnh. “Tôi mong muốn chia sẻ cho nhiều người cùng biết đến sản phẩm này vì chỉ những người cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu được nỗi khổ của bệnh và niềm vui sướng khi hết bệnh như thế nào”, ông Hiểu tâm sự.
Quá nửa đời người bôn ba mưu sinh bằng nghề nông vất vả, dãi dầu mưa nắng nên ông Hiểu chỉ mơ ước mình có thể khỏe mạnh trở lại để tiếp tục công việc và làm chỗ dựa cho vợ con. Chính vì thế, khi thoát được căn bệnh viêm đại tràng, thì niềm hân hoan, phấn khởi dường như luôn thường trực trên gương mặt của ông.
Cuộc gặp gỡ xúc động của bệnh nhân và “ân nhân” - dược sĩ Lê Thị Bình. |