Khoảnh khắc radar của Ukraine bị trúng đòn tấn công của UAV

Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã công bố video ghi cảnh máy bay không người lái (UAV) Lancet tập kích radar P-18 của Ukraine tại tỉnh Kherson.

Video được hãng tin TASS đăng hôm 5/12 cho thấy, UAV cảm tử Lancet Nga đã lao vào vị trí đặt radar cảnh giới P-18 của Ukraine tại khu vực có các ụ đất che chắn. Đòn tấn công khiến hệ thống radar bị hư hại nặng và bốc lên một cột khói lớn.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV

UAV Lancet (khoanh đỏ) lao vào vị trí có hệ thống radar P-18. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/TASS

Quân đội Ukraine tới nay chưa đưa ra bình luận về video trên.

Theo trang Radartutorial.eu, P-18 Terek (Terek - tên đặt theo một con sông lớn ở vùng Bắc Caucasus thuộc miền nam nước Nga) là hệ thống radar phòng không được Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị trong quân đội vào đầu thập niên 1970.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV-Hinh-2

Một tổ hợp radar phòng không P-18. Ảnh: Radartutorial.eu

Đây là hệ thống radar cảnh báo sớm đa năng hoạt động ở băng tần VHF, với dải tần từ 150 – 170 MHz. Lúc hoạt động, radar sẽ phát ra các xung điện từ cao tần thông qua hệ thống anten, và thu nhận các xung phản xạ từ mục tiêu đối phương.

Khoanh khac radar cua Ukraine bi trung don tan cong cua UAV-Hinh-3

Bảng điều khiển hệ thống radar P-18. Ảnh: Radartutorial.eu

Trang Radartutorial.eu cho hay, tầm hoạt động tối đa của P-18 là 250km và có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình hiện đại. Tạp chí Hàng không và Không gian từng cho biết, P-18 “góp phần khiến cường kích tàng hình F-117 Nighthawk bị bắn hạ trong cuộc xung đột ở Nam Âu cuối thập niên 1990”.

Những vũ khí phương Tây viện trợ dần vô dụng ở Ukraine?

Dường như việc quân đội Nga thay đổi chiến thuật, đã khiến các loại vũ khí hiện đại mà Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine tác chiến kém hiệu quả hơn so với trước đây.

Các cơ quan tư vấn của Mỹ và các ấn phẩm ngoại giao chỉ ra rằng, khi Quân đội Nga thay đổi chiến thuật và tăng cường khả năng phòng không, các máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ngày càng trở nên khó hoạt động, điều này khiến Mỹ phải thay đổi hướng hỗ trợ quân sự và tập trung vào pháo binh và hỏa lực phòng không.

Nhung vu khi phuong Tay vien tro dan vo dung o Ukraine?
  Ảnh: Một trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga triển khai tại biên giới Ukraine. Nguồn Sputnik

Theo Tạp chí Không quân của Mỹ, máy bay không người lái vũ trang TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã đóng một vai trò quan trọng trong những ngày đầu của cuộc chiến, được cho là đã phá hủy một số xe tăng và pháo của Nga.

Thành công của Ukraine trong sử dụng UAV cũng khiến Mỹ có ý định tăng cường hơn nữa các vũ khí tương tự. Mỹ đã hỗ trợ hơn 800 UAV, bao gồm cả máy bay trinh sát không người lái RQ-20 Puma và UAV tự sát Switchblade.

Nhung vu khi phuong Tay vien tro dan vo dung o Ukraine?-Hinh-2
 Ảnh: Vũ khí chống tăng do Mỹ, Anh viện trợ đã không còn phát huy được lợi thế khi quân Nga thay đổi chiến thuật. Nguồn Sina

Trong khi đó các loại vũ khí chống tăng như Javelin của Mỹ hay NLAW của Anh, phát huy tốt trong giai đoạn đầu cuộc chiến, nhưng giờ “câm như hến”, khi Quân đội Nga thay đổi chiến thuật, chủ yếu dùng pháo binh bắn phá.

Bên cạnh đó, Quân đội Nga không đưa hàng đoàn xe tăng, xe cơ giới tại các trục đường độc đạo, để các tổ diệt tăng cơ động của Ukraine có cơ hội tiêu diệt.

Nhung vu khi phuong Tay vien tro dan vo dung o Ukraine?-Hinh-3
Ảnh: UAV TB 2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã phát huy tốt trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nguồn Sina 

Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington gần đây đã chỉ ra rằng, việc bổ sung các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của Nga ở miền đông Ukraine, đã ngày càng hạn chế tính hữu dụng UAV của Ukraine.

Nhung vu khi phuong Tay vien tro dan vo dung o Ukraine?-Hinh-4
 Ảnh: Một trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga. Nguồn Sputnik

Tạp chí "Foreign Policy" tiết lộ rằng, Nga đã triển khai thêm nhiều hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400 và hệ thống tác chiến điện tử mạnh, gần biên giới của Ukraine, để làm suy yếu lợi thế về máy bay không người lái của Ukraine.

Mặc dù Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin liên quan, nhưng Tạp chí Không quân của Mỹ chỉ ra rằng, sự hỗ trợ quân sự gần đây của Mỹ và các đồng minh đã thực sự thay đổi; trọng tâm đã chuyển sang các loại vũ khí hạng nặng như pháo binh mà Ukraine đang rất cần; nhất là chiến trường phía đông.

Nhung vu khi phuong Tay vien tro dan vo dung o Ukraine?-Hinh-5
Ảnh: Một khẩu pháo lựu M777 của Quân đội Ukraine khai hỏa ở mặt trận Donbass. Nguồn Sina 

Ví dụ, cho đến nay Mỹ đã cho viện trợ 126 khẩu pháo lựu 155mm M777 và 8 hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) M142, một số trong số đó đang tham chiến đấu trong lực lượng Quân đội Ukraine.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp tục nghiên cứu cách thức hỗ trợ Ukraine xây dựng khả năng phòng không; Tư lệnh Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 24/6 đã chỉ ra rằng, Không quân Nga phần lớn "vắng mặt" trong cuộc chiến, vì Ukraine khá thành công trong thực hiện chiến thuật tác chiến phòng không.

UAV Lancet: Bậc thầy của đòn tấn công bất ngờ tại Ukraine

Quân đội Nga đã lần đầu tiên sử dụng UAV Lancet tại Ukraine, đây là loại máy bay không người lái (UAV) tự sát tiên tiến nhất của Nga hiện nay.

UAV Lancet: Bac thay cua don tan cong bat ngo tai Ukraine

UAV tự sát, lĩnh vực "mới mẻ" của Nga

Đọc nhiều nhất

Tin mới