Khoảnh khắc côn trùng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà thành

Tự nhiên có vô vàn điều kỳ lạ cần khám phá, cần nhiều sự kiên nhẫn, để có bức ảnh đẹp như ý có khi Thế Ngọc cần rất nhiều ngày, nhiều tháng chờ đợi...

Khoảnh khắc côn trùng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà thành

Tốt nghiệp chuyên ngành Đồ họa tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nhưng Trần Thế Ngọc lại theo đuổi đam mê chụp ảnh. Ngay từ nhỏ, Thế Ngọc thường dùng điện thoại để chụp ảnh ghi lại những hình ảnh, khung cảnh mà mình thích.

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh

Thế Ngọc - chàng trai yêu thích chụp ảnh côn trùng.

Chụp càng nhiều lại càng thấy ham, lớn hơn Thế Ngọc bắt đầu lân la đi mượn máy ảnh để chụp vì anh thấy máy ảnh sẽ chụp đẹp hơn. Khi trưởng thành, để thỏa mãn đam mê, Ngọc tham gia nhóm những nhiếp ảnh gia có chung sở thích chụp ảnh để đi khắp nơi tìm "mẫu ảnh", tìm những khung hình để có bức ảnh đẹp tại những nơi anh dừng chân.

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh-Hinh-2

Một loại ruồi ăn thịt côn trùng (robber fly).

Đến khoảng 2014 đầu 2015, Thế Ngọc bắt đầu biết đến công nghệ chụp ảnh cận cảnh (macrophotography), và anh ngay lập tức cảm thấy hứng thú với công nghệ mới này. Thế Ngọc bắt đầu tìm hiểu cách thức chụp, những thiết bị chụp muốn mua thì mua ở đâu, cách lấy ánh sáng như thế nào để có ảnh đẹp, phải chế tạo tản sáng ra sao, dùng đèn gì - led hay flash để có thể chụp được một tấm ảnh cận cảnh...

Macrophotography là thể loại ảnh được chụp ở cự ly rất gần vật thể, có tỷ lệ phóng đại từ 1:1 đến 5:1, 10:1… tức là phóng đại từ 1 đến 10 lần so với kích thước vật thể gốc.

Có một điều đặc biệt trong những bức ảnh của Thế Ngọc đó là "mẫu ảnh" mà Thế Ngọc chọn lại là những con côn trùng rất bé nhỏ, bởi theo Thế Ngọc chúng có những nét đẹp riêng mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Anh muốn mọi người đều được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp kỳ ảo của côn trùng mà chỉ có chụp macro mới có thể ghi lại được.

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh-Hinh-3

Một đàn kiến Weaver Ant đang kéo xác một con châu chấu.

Đối với những loại côn trùng sống trong tự nhiên, để chụp macro thông thường (phóng đại thấp từ 1x - 3x), Thế Ngọc phải tìm hiểu đặc tính sinh sống, thói quen đặc thù riêng của từng loại côn trùng, xem nó hay sống ở đâu, nó ăn gì, nó là loại khi bay đi sẽ đậu lại chỗ cũ hay bay đi là bay luôn... Tự nhiên có vô vàn điều kỳ lạ cần khám phá, cần nhiều sự kiên nhẫn, để có bức ảnh đẹp như ý có khi cần rất nhiều ngày, nhiều tháng chờ đợi...

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh-Hinh-4

Ve vòi - Pyrops candelaria.

Đối với những mẫu tiêu bản hay còn gọi là Micro hoặc Extreme Macro (chụp phóng đại lớn từ 5x - 10x), Thế Ngọc thường dùng lens chuyên dụng cho kính hiển vi và bộ phụ kiện chuyên dùng để chụp. Ánh sáng là thứ quan trọng bậc nhất đối với việc chụp ảnh, nhất là macro lại càng cần nên Ngọc phải nghiên cứu, mày mò để chế tạo một chiếc tản sáng. Sau nhiều năm tìm tòi chế tạo và kinh nghiệm học hỏi các anh chị, Ngọc cũng đã có được chiếc tản sáng ưng ý và đặt tên nó là "N_diffuser" cho riêng mình.

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh-Hinh-5

Nhện nhảy Epeus sinh sống trong rừng Cúc Phương.

Ngoài việc dành phần lớn thời gian cho việc chụp ảnh côn trùng, Thế Ngọc cũng đăng ký tham gia vài cuộc thi với mong muốn chia sẻ niềm đam mê của mình với các bạn trẻ, những đồng nghiệp có cùng sở thích và những người say mê cái đẹp tự nhiên, yêu thiên nhiên và từ đó chung tay bảo tồn môi trường sống.

Khoanh khac con trung qua ong kinh cua nhiep anh gia Ha thanh-Hinh-6

Ve sầu lột xác.

Tại cuộc thi ảnh quốc tế thường niên 35AWARDS do đội ngũ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trên khắp thế giới tổ chức năm 2020, Trần Thế Ngọc vinh dự lọt Top 1 trong 5 người chiến thắng ở hạng mục ảnh Macro. Đến năm 2021 trong cuộc thi ảnh Extreme macro do 35AWARDS tổ chức, Thế Ngọc đã giành giải Ảnh xuất sắc nhất và Nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất. Hiện Thế Ngọc đang có hơn 36K người theo dõi qua tài khoản Instagram, nơi anh thường xuyên chia sẻ những tác phẩm độc đáo của bản thân.

"Sinh vật ngoài hành tinh" sống trên Trái Đất: Gương mặt cực đáng sợ!

Loài côn trùng nhỏ bé sở hữu hình thù kỳ dị, có dáng vẻ cầu kỳ, độc đáo nổi bật bởi sự khác biệt mỗi nơi chúng đặt chân đến.

"Sinh vật ngoài hành tinh" sống trên Trái Đất: Gương mặt cực đáng sợ!
Loài côn trùng Treehopper Brazil tên khoa học Bocydium globulare thuộc họ côn trùng Membracidaev, khá giống ve sầu, sống trong rừng nhiệt đới. Chúng có kích thước chỉ vài milimet, sống cả ngày để gặm lá trên ngọn cây nhưng sở hữu ngoại hình khác lạ khiến nhiều người liên tưởng đến một loại sinh vật ngoài hành tinh đang sống trên Trái đất.

“Đứng hình vài giây” khi thấy loài côn trùng như đến từ vũ trụ

Loài côn trùng nhỏ bé, đơn độc này trông giống như một thứ gì đó trong phim khoa học viễn tưởng. Nó có chiếc mũ đội đầu, tạo thành từ bốn quả cầu siêu nhỏ có nhiều lông bao phủ giống hệt đến từ hành tinh khác. 

“Đứng hình vài giây” khi thấy loài côn trùng như đến từ vũ trụ
“Dung hinh vai giay” khi thay loai con trung nhu den tu vu tru
Châu chấu Brazil (Brazilian Treehopper) là một loài côn trùng khá phổ biến, chủ yếu sống trong rừng nhiệt đới, có lẽ là một trong những sinh vật có ngoại hình kỳ quái nhất trên hành tinh. 

Biến đổi khí hậu giúp ‘đế chế’ gián ngày một hóa đáng sợ hơn

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa với nhiều sinh vật sống, từ con người đến động vật, thực vật, côn trùng, nhưng gián là một ngoại lệ.

Biến đổi khí hậu giúp ‘đế chế’ gián ngày một hóa đáng sợ hơn

Nhiều người đã hy vọng rằng một trong những điểm tích cực duy nhất của sự nóng lên toàn cầu là loài sinh vật gây hại dai dẳng và bất khả chiến bại - gián, sẽ chết đi, nhưng điều này rõ ràng không phải vậy! Chúng một lần nữa thích nghi để sống với các điều kiện mới và đang di chuyển vào nhà và các căn hộ của chúng ta để chờ đợi cơn bão nóng lên toàn cầu.

Bien doi khi hau giup ‘de che’ gian ngay mot hoa dang so hon

Đọc nhiều nhất

Tin mới