"Khoác áo mới" cho sách sử Việt

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều ấn phẩm thuộc dòng sách lịch sử Việt Nam được các đơn vị xuất bản trong nước giới thiệu trở lại với một diện mạo mới.

Sau thời gian dài chuẩn bị, Đông A vừa giới thiệu đến độc giả ấn phẩm Đại Việt sử ký toàn thư (Nhà xuất bản Văn học), được xem là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc.

Đại Việt sử ký toàn thư được “khoác” lên mình “chiếc áo mới” sang trọng và tinh xảo. Sách được in thành 2 quyển khổ lớn, có hộp. Quyển I bao gồm toàn bộ phần bản dịch quốc ngữ và quyển II bao gồm toàn văn phần chữ Hán được sao chụp từ bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Ngoài việc tiếp tục chỉnh lý chú thích về địa danh, Đông A đã đối chiếu và rà soát toàn bộ phần Bản tra cứu để đảm bảo được đầy đủ và chính xác hơn.

"Khoác áo mới" cho sách sử Việt ảnh 1

Sách Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh do Đông A thực hiện. Ảnh: Đ.A.

Cùng với việc tái bản Đại Việt sử ký toàn thư, Đông A còn tái bản Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim và ra mắt bản in Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh. Cả hai đều xứng đáng là pho sử liệu quý giá, có niên đại trên dưới 100 năm. Ngoài phiên bản phổ thông, cả hai ấn phẩm này còn được Đông A thực hiện thêm phiên bản giới hạn và đặc biệt, cùng được in màu và in bằng công nghệ mực vi sinh, mạ cạnh sách bằng nhũ vàng dành cho những người sưu tầm và chơi sách.

Theo anh Đạt Nhân, biên tập viên Đông A, gần đây thị trường xuất bản bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ độc giả, đặc biệt là dòng sách bản giới hạn cũng đang trở thành trào lưu. “Khi đầu tư cho dòng sách sử, chúng tôi cũng hy vọng làm cho độc giả thấy cuốn sách đó đẹp, sẽ có cảm hứng đọc, hoặc cuốn sách có nhiều minh họa thì bạn đọc dễ dàng tiếp nhận hơn là những cuốn sách chỉ có chữ không. Thông qua việc làm lại những bộ sử như vậy, chúng tôi mong muốn lan tỏa tình yêu của giới trẻ ngày nay với sử cũng như việc đọc sách”, anh Đạt Nhân chia sẻ.

Bên cạnh Đông A, thời gian qua, nhiều đơn vị xuất bản trong nước cũng nỗ lực tìm kiếm và đầu tư về nội dung lẫn hình thức nhằm mang đến nhiều cuốn sách sử có giá trị cho bạn đọc. Có thể kể đến: Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Các triều đại Việt Nam, Đất nước Việt Nam qua các thời kỳ, Việt sử yếu, Nam Phương hoàng hậu cuối cùng, Bảo Đại hoàng đế cuối cùng, Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Phủ biên tạp lục…

Nhà nghiên cứu Trần Hoàng Vũ, tác giả của nhiều cuốn sách và công trình về lịch sử như: Thoại Ngọc Hầu qua những tư liệu mới, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ danh tướng đến tôn thần, Mật bổn - Những bí ẩn lịch sử Việt Nam cổ trung đại, đánh giá: “Đây là xu thế bình thường của thời đại hiện nay. Bởi vì, trong quan điểm lịch sử, khi nền tảng kinh tế phát triển thì nhu cầu về tinh thần, văn hóa sẽ cao lên. Thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong mấy chục năm gần đây dẫn đến một nhu cầu: sau khi đã đủ ăn rồi thì mình phải định hình nền văn hóa của mình như thế nào”.

Trong quá trình giới thiệu lại những cuốn sách sử nổi tiếng, có một sự trùng hợp là nhiều cuốn sách được các đơn vị khác nhau cùng khai thác. Điển hình như Việt Nam sử lược (ngoài Đông A còn có Nhã Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng), Việt Nam văn hóa sử cương (Đông A và Nhã Nam), Đất nước Việt Nam qua các thời kỳ (Nhã Nam và Omega Plus)… Theo anh Đạt Nhân, việc này không mang tính cạnh tranh bởi thực tế, số lượng cho mỗi đầu sách cũng chỉ từ 1.000 - 2.000 cuốn, nếu có tái bản thì vẫn là một con số khá nhỏ.

“Có nhiều ấn bản với những cá tính riêng của mỗi đơn vị giúp thị trường xuất bản thêm phong phú và bạn đọc có thêm lựa chọn, theo đúng nhu cầu và tình cảm của riêng mình. Thực ra, thị trường xuất bản Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ, cơ hội còn rất lớn để các đơn vị xuất bản cùng làm”, anh Đạt Nhân chia sẻ.

Còn nhà nghiên cứu Trần Hoàng Vũ cho rằng, việc nhiều đơn vị cùng in một cuốn sách, một mặt cho thấy đang có sự thiên lệch khi tập trung nguồn lực về một chỗ mà bỏ qua những tác phẩm có giá trị khác. “Còn rất nhiều cuốn sách cũng thuộc hàng kinh điển, nhưng do trình độ in ấn của thời kỳ trước mà không được in nhiều, cho nên người đọc ngày nay không được tiếp xúc với những cuốn sách đó. Chẳng hạn, những cuốn sách sử của Trương Vĩnh Ký, trong đó phải kể đến Giáo trình lịch sử An Nam tới nay vẫn chưa được tái bản”, nhà nghiên cứu Trần Hoàng Vũ bày tỏ.

Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Trần Hoàng Vũ, ở một mặt nào đó, việc có nhiều ấn bản đến từ các đơn vị khác nhau lại giúp bạn đọc có thêm nhiều lựa chọn. Đặc biệt, đối với giới nghiên cứu lịch sử, có nhiều bản khác nhau sẽ thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu.

Món ăn đầu độc An Thành hầu Nguyễn Kim qua “Hoàng triều sử ký“

"Hoàng triều sử ký" là một cuốn lược sử ghi chép súc tích, ngắn gọn mà đầy đủ về lịch sử nước nhà từ Lê Trung hưng đến đầu thế kỷ 20 với những nhân vật, sự kiện liên quan.

Lâu nay, khi nói đến Dương Khuê, người ta biết ông là bạn của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến qua bài thơ Khóc Dương Khuê với câu mở "Bác Dương thôi đã thôi rồi,/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".
Mon an dau doc An Thanh hau Nguyen Kim qua “Hoang trieu su ky“
Hoàng triều sư ký do dịch giả Nguyễn Đức Toàn dịch. 
Nếu Dương Khuê có nhiều thi phẩm để lại được người đời truyền tụng như Hà Nội tức cảnh, Hương Sơn phong cảnh... thì Dương Lâm (1851-1920), em của ông cũng là một danh sĩ có nhiều trước tác, và Hoàng triều sử ký là một trong số đó. 

Chân dung bậc thầy ghi chép lịch sử loài người cổ đại

Từ những ghi chép của mình, Herodotus cho ra đời nhiều tác phẩm viết về lịch sử Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Babylonna, Assyrie… Tác phẩm Histories được đánh giá tác phẩm vĩ đại trong cuộc đời Herodotus. 

Chan dung bac thay ghi chep lich su loai nguoi co dai
Herodotus là một trong những sử gia Hy Lạp nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Ông sinh trưởng ở Halicarnasse nơi giao lưu của nhiều luồng văn minh Đông – Tây. Herodotus được tiếp thu nền giáo dục chu đáo và lớn lên dưới sự sùng kính Homère (tác giả của trường ca nổi tiếng Iliat và Odicer). 

Đọc nhiều nhất

Tin mới