Khó xác định ai đã mua tiêm kích siêu rẻ JF-17

(Kiến Thức) - Dù đã có tin Sri Lanka mua tiêm kích đa năng JF-17, nhưng một số nguồn tin cho rằng vẫn khó xác định ai đã mua mẫu chiến đấu cơ rẻ nhất thế giới.

Mời độc giả xem clip:
Flight Global cho biết, đã hơn 10 năm kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2003, mẫu tiêm kích đa năng JF-17 Thunder hay còn được biết tới với cái tên khác là FC-1 Xiaolong do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển mới tìm được khách hàng xuất khẩu đầu tiên với lợi thế cực lớn về giá thành.
Theo đó, tại triển lãm hàng không quốc tế Paris 2015, một đại diện của lực lượng Không quân Pakistan cho biết nước này đã có được hợp đồng xuất khẩu JF-17 đầu tiên sau nhiều năm dài chờ đợi. Tuy nhiên Pakistan lại không công bố tên khách hàng đã đồng ý mua mẫu tiêm kích đa năng này từ Islamabad.
Kho xac dinh ai da mua tiem kich sieu re JF-17
 JF-17 dường như không có đối thủ cạnh tranh trong mức giá chào thầu mà Trung Quốc và Pakistan đưa ra.
Nhiều chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, rất khó để xác định được chính xác quốc gia nào đã mua JF-17 khi thị trường tiềm năng của nó rải đều khắp nơi trên thế giới từ Trung Đông, Châu Phi, Châu Á cho đến Châu Mỹ Latinh. Trong khi đó, lực lượng Không quân Pakistan dự kiến sẽ đưa vào trang bị ít nhất 100 chiếc JF-17 với nhiều biến thể khác nhau và 50 chiếc trong số đó đã được vào hoạt động
Giải thích cho việc chuyển sang sử dụng các dòng máy bay chiến đấu do Trung Quốc phát triển Sohail Saeed Naik - Thiếu tướng Không quân Pakistan cho biết, từ đầu những năm 1990 Không quân Pakistan đã bắt đầu làm quen và sử dụng các mẫu máy bay chiến đấu của Trung Quốc cùng với đó là việc nó cũng được thiết kế để có thể tương thích với các hệ thống tác chiến của Phương Tây.
Tiêm kích đa năng JF-17 được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC), dựa theo một thỏa thuận hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới giữa hai bên được ký kết từ năm 1999 và không lâu sau đó JF-17 đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2003.
Kho xac dinh ai da mua tiem kich sieu re JF-17-Hinh-2
 Trong tương lai JF-17 vẫn là quân át chủ bài trên thị trường vũ khí thế giới của Pakistan lẫn Trung Quốc.
Và từ đó đến nay, dự án phát triển JF-17 đã trải qua khá nhiều thay đổi quan trọng điển hình. Trong đó là việc toàn bộ dây chuyền sản xuất của nó được chuyển về Pakistan, nhưng các bộ phận quan trọng của JF-17 vẫn được sản xuất tại Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình nhà nước của Trung Quốc CCTV tại Paris Air Show 2015 Phó chủ tịch AVIC cho biết, tương lai JF-17 sẽ tiếp tục được nâng cấp với nhiều tính năng hơn như khả năng tiếp nhiên liệu trên không, liên kết dữ liệu tác chiến giữa các máy bay, khả năng tác chiến điện tử và sẽ được trang bị các loại vũ khí dẫn đường thế hệ mới.

Ai ở châu Á mua tiêm kích rẻ tiền JF-17 Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Chiến đấu cơ JF-17 Thunder do liên doanh Pakistan và Trung Quốc sản xuất được cho đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ một nước ở châu Á.

Tờ Flightglobal dẫn lời một quan chức cấp cao của Không quân Pakistan cho biết, sản phẩm chiến đấu cơ JF-17 Thunder (Thần Sấm) do Tập đoàn Công nghiệp Thành Đô Trung Quốc và Tổ hợp công nghiệp hàng không Pakistan đã đạt được đơn hàng xuất khẩu đầu tiên.
“Hợp đồng đã được ký kết với một quốc gia ở châu Á”, Chuẩn tướng không quân Pakistan Khalid Mahmood, người phụ trách chương trình quảng bá và bán sản phẩm máy bay này cho biết tại Triển lãm Hàng không Paris 2015.

Lộ diện khách hàng đầu tiên mua tiêm kích rẻ tiền JF-17

(Kiến Thức) - Sri Lanka được cho là khách hàng nước ngoài đầu tiên vừa đặt mua 24 tiêm kích JF-17 Thunder do Pakistan và Trung Quốc hợp tác sản xuất. 

Thông tin này mới được tờ báo Wantchinatimes ngày 22/6 dẫn lại từ trang 92NewsHD của Pakistan cho biết.
Theo đó, Sri Lanka được cho sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên đặt mua tiêm kích JF-17 Thunder, còn được biết đến với tên gọi FC-1 Xiaolong (Kiêu Long). Đây vốn là loại chiến đấu cơ đa năng do Tổ hợp công nghiệp hàng không Pakistan và Tập đoàn máy bay Thành Đô Trung Quốc cùng phát triển.

Hình ảnh cực hiếm tên lửa đạn đạo R-5 Liên Xô

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo R-5 là tên lửa hạt nhân đầu tiên được phát triển bởi Liên Xô, tầm phóng đạt tới 1.200km.

Đọc nhiều nhất