Hình ảnh cực hiếm tên lửa đạn đạo R-5 Liên Xô

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo R-5 là tên lửa hạt nhân đầu tiên được phát triển bởi Liên Xô, tầm phóng đạt tới 1.200km.

Mời độc giả xem clip triển khai và phóng R-5:
Tên lửa đạn đạo R-5 Pobeda hay còn gọi là 8K51 - định danh của Tổng cục Pháo binh và Tên lửa Liên bang Xô Viết (GRAU) hoặc là SS-3 Shyster theo cách của NATO. R-5 được phát triển bởi phòng thiết kế OKB-1 (nay là Tổng công ty tên lửa và vũ khí S.P. Korolev.
Đây là loại tên lửa đầu tiên của Liên Xô có khả năng mang vũ khí hạt nhân và đạt cự ly bắn tầm trung.
Hinh anh cuc hiem ten lua dan dao R-5 Lien Xo
 Tên lửa đạn đạo R-5 được dựng đứng phóng.
Phiên bản gốc của tên lửa đạn đạo R-5 đạt tầm bắn 800km, nhưng nếu thay đổi các thành phần nhiên liệu thì có thể tăng tầm tới 1.200km. Việc phạm vi bắn được cải tiến đưa R-5 trở thành tên lửa chiến lược đầu tiên của Liên Xô, khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược ở Tây Âu.
Thế hệ đầu của tên lửa R-5 có tải trọng 1.500kg, trong khi thế hệ hai là 1.350kg với đầu đạn hạt nhân 30 kiloton. Sử dụng công nghệ dẫn đường quán tính kết hợp lệnh vô tuyến khiến độ chính xác của R-5 là vô cùng nghèo nàn - bán kính lệch mục tiêu tới 2.00m. Tuy nhiên, việc dùng đầu đạn hạt nhân bù trừ được độ chính xác tồi tệ hại của nó.
Hinh anh cuc hiem ten lua dan dao R-5 Lien Xo-Hinh-2
 Tên lửa R-5 trưng bày tại bảo tàng.
Đạn tên lửa R-5 có chiều dài 20,8m, đường kính thân 1,65m, trọng lượng phóng 28 tấn. Cả hai thế hệ của R-5 đều dùng tên động cơ đẩy nhiên liệu lỏng với thời gian trữ nhiên liệu không quá 1 tiếng. Thời gian phóng cần 2,5 tiếng chuẩn bị.
Tuy tồn tại nhiều nhược điểm, nhưng tên lửa đạn đạo R-5 được xem là bước đột phá công nghệ tên lửa Liên Xô thời bấy giờ. Ví dụ như nó có thể mang đầu đạn hạt nhân hay tầm bắn đủ sức vươn tới thế giới phương Tây.
Hệ thống tên lửa đạn đạo R-5 chỉ phục vụ trong lực lượng pháo binh – tên lửa Liên Xô trong giai đoạn 1953-1959 rồi được thay thế bởi R-12.

Nga sắp nhận tên lửa đạn đạo nặng 100 tấn

(Kiến Thức) - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Sarmat với trọng lượng lên tới 100 tấn vào 2018.

Tờ Sputnik đưa tin, Quân đội Nga sẽ sớm đưa vào trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng Sarmat cho các sư đoàn tên lửa của nước này trong thời gian sắp tới.

Quan sát Trung Quốc bắn tên lửa đạn đạo DF-11

(Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc mới đây đã tiến hành cuộc tập trận bắn tên lửa đạn đạo DF-11 trong điều kiện giá lạnh.

Quan sat Trung Quoc ban ten lua dan dao DF-11
 Mặc dù đang trong mùa đông giá lạnh nhưng nhịp độ các cuộc tập trận của Quân đội Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Liên tục trong tháng tháng 1, và đầu tháng 2 các lực lượng của Quân đội Trung Quốc vẫn đều đặn mở nhiều cuộc tập trận quy mô ở khắp nơi. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-11 của Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) tham gia cuộc tập trận. 

Bên trong nơi “đẻ” tên lửa diệt tàu sân bay Liêu Ninh

(Kiến Thức) - Truyền thông Đài Loan gần đây công bố một số hình ảnh bên trong nơi lắp ráp tên lửa chống hạm Hùng Phong III. 

Ben trong noi
  Tên lửa chống hạm Hùng Phong III (HF-3) là thế hệ ba tên lửa hành trình chống tàu mặt nước do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn, Đài Loan phát triển cho Hải quân Đài Loan. Nó được tuyên bố là chuyên dùng để hủy diệt tàu sân bay Liêu Ninh.

Đọc nhiều nhất