Nga sắp nhận tên lửa đạn đạo nặng 100 tấn

(Kiến Thức) - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Sarmat với trọng lượng lên tới 100 tấn vào 2018.

Tờ Sputnik đưa tin, Quân đội Nga sẽ sớm đưa vào trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng Sarmat cho các sư đoàn tên lửa của nước này trong thời gian sắp tới.
Theo một nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ với Sputnik cho biết, Nga đang có kế hoạch triển khai các tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat cho hai sư đoàn tên lửa chiến lực tại Dombarovsky (Orenburg) và Uzhur (Krasnoyarsk) trong tổng số 7 sư đoàn với 46 hầm phóng tên lửa ngầm được đặt dưới lòng đất.
nga sap nhan ten lua dan dao nang 100 tấn hinh anh
 Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa trang bị mạnh mẽ nhất từ trước cho đến nay, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tên lửa đạn đạo Sarmat có tầm bắn hiệu quả lên tới 5.500km và sẽ thay thế cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ cũ SS-18 đang được trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện nay, trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020. Cũng theo nguồn tin này, Nga sẽ tiến hành thử nghiệm các tên lửa Sarmat đầu tiên vào năm 2017.
Trước đó vào hôm 25/12, Đại tướng Sergei Karakayev – Tư lệnh lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (SMF) cho biết rằng, Nga sẽ triển khai các tên lửa ICBM thế hệ mới tại hai khu vực Orenburg và Krasnoyarsk Territory nhưng lại không cung cấp thông tin chi tiết về chủng loại tên lửa ICBM mới nói trên.
Trong tháng 12/2013, SMF cũng từng thông báo rằng sẽ đưa vào hoạt động các trung tâm chỉ huy tên lửa chiến lược mới nhằm tăng cường khả năng chỉ huy và kiểm soát các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược, cũng như nâng cao khả năng tác chiến cơ động cho phép tên lửa Nga có thể phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Bộ vũ khí có “1-0-2” VN trong chiến dịch ĐBP trên không

(Kiến Thức) - Ngoài tên lửa SAM-2, máy bay MiG-21, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, bộ đội ta đã dùng cả pháo từ CTTG II bắn hạ máy bay Mỹ.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh

Súng máy phòng không 14,5 mm 4 nòng. Trong 12 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên phủ trên không lịch sử, loại vũ khí này được trang bị cho bội đội và dân quân tự vệ để đánh máy bay tầm thấp bảo vệ các mục tiêu.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 1
Pháo phòng không KS-19 100 mm với khả năng bắn đến độ cao với tới B-52. Loại pháo này được điều khiển bằng radar đã tích cực chiến đấu trong tháng 12/1972. Lịch sử Phòng không - Không quân ghi nhận bộ đội pháo 100mm đã bắn hạ một B-52.
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 2
 

Radar pháo K8-60 làm nhiệm vụ quan sát, phát hiện, xác định cự ly phương vị độ cao, tọa độ mục tiêu, đa phần tử vào máy chỉ huy để tính toán phần tử cho pháo bắn. Trong kháng chiến chống Mỹ các radar này được trang bị cho các đại đội pháo 57 mm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, radar K8-60 còn được cải tiến chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không đánh máy bay B-52.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 3
 

Súng máy phòng không 12,7mm – loại súng được trang bị phổ biến trong từng sư đoàn bộ binh của ta để bảo vệ đội hình chiến đấu trước máy bay địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, loại này được trang bị cho các trận địa phòng không tầm thấp.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 4
 

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Đội tự vệ nông trường Xuân Mai đã dùng súng máy phòng không 12,7mm bắn rơi 1 chiếc F-111 của Mỹ. Ảnh chụp đơn vị nhận lẵng hoa chúc mừng của Bác Tôn sau thành tích bắn rơi F-111. 

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 5
 

Pháo cao xạ 37 mm – một loại pháo phòng không rất phổ biến của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ. Theo thống kê, đến 70% số máy bay Mỹ bị rơi là do pháo phòng không 37mm và 57mm bắn hạ. Trong chiến dịch Linerbacker II, các khẩu đội phòng không 37mm và 57mm làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa tên lửa trước sự tấn công của máy bay chiến thuật để tên lửa SAM-2 yên tâm bắn B-52.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 6
 

Một pháo cao xạ 57 trong bảo tàng Phòng không Không quân.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 7

Tên lửa Sam-2, vũ khí chủ lực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 8
 

Cùng với SAM-2 thật còn có SAM-2 bằng cót để đánh lừa máy bay trinh sát Mỹ khiến bom đạn của chúng trút xuống các trận địa giả, bảo vệ an toàn cho trận địa thật đánh quân thù. 

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 9

Đài điều khiển tên lửa SAM-2. Bất chấp màn nhiễu dày đặc, bất chấp nguy hiểm từ tên lửa chống radar Shrike của kẻ thù, các cán bộ chiến sĩ điều khiển tên lửa dũng cảm bám trận địa để đánh trả quân thù và đã làm nên chiến thắng lừng lẫy lịch sử quân sự thế giới.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 10
 

Đây là đài radar cảnh giới P-35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45 trung đoàn radar 291 – Đơn vị đã phát hiện sớm tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội tối 18/12/1972 giúp ta chủ động ngay từ phút đầu tiên. 

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 11
 

Máy bay MIG-21, loại vũ khí mà ban đầu Không quân Mỹ cho là đối thủ chính của B-52 và Mỹ đã tìm mọi cách để hạn chế hoạt động của MIG. Tuy nhiên, trong Linerbacker II, MIG-21 vẫn hạ được 2 chiếc B-52. 

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 12
 

Chiếc MIG-21 mang số hiệu 5121 đã được anh hùng Phạm Tuân lái bắn rơi B-52 Mỹ trên bầu trời Hòa Bình. Lái một chiếc MIG-21 khác, phi công Vũ Xuân Thiều của ta cũng hạ được 1 chiếc B-52 nhưng do khoảng cách quá gần, anh đã hy sinh. Trong niềm tự hào chung, Không quân Nhân dân Việt Nam còn tự hào vì là lực lượng không quân đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ hạ được B-52 của Mỹ. 

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 13

Trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, vũ khí hiện đại như tên lửa và máy bay tiêm kích là chủ lực, song không thể không nói đến lưới lửa phòng không tầm thấp với giá trị bảo vệ cho tên lửa và thậm chí bắn được máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 bay với tốc độ siêu âm. Trong ảnh là trận địa phòng không với tên lửa và pháo cao xạ cùng khai hỏa cho thấy lưới lửa phòng không nhiều tầng nấc và liên kết chặt chẽ của quân ta. 

Dự án tên lửa đẩy Dnepr Nga phá sản vì Ukraine?

(Kiến Thức) - Mối quan hệ với Ukraine hết sức căng thẳng đang khiến chương trình tên lửa Dnepr của Nga đi vào bế tắc.

Nạn nhân tiếp theo của khủng hoảng nghiêm trọng tại Ukraine có thể sẽ là chương trình phát triển tên lửa đẩy Dnepr thuộc công ty liên doanh vũ trụ quốc tế (ISC) Kosmotrans giữa Nga-Ukraine, khi bất đồng giữa hai bên quá lớn để có thể tiếp tục duy trì liên doanh này.
Dnepr là mẫu tên lửa đẩy (phóng vệ tinh) được sửa đổi từ mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) SS-18 của Nga, phát triển để phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga. Với khả năng đưa cùng lúc 23 vệ tinh nhân tạo lên trên quĩ đạo bên ngoài Ttrái đất.

Truyền thông Nga: Moscow có “bất ngờ hạt nhân” cho NATO?

(Kiến Thức) - Truyền thông Nga ám chỉ, kho vũ khí hạt nhân sẵn sàng riển khai của Nga đang phát triển và sánh ngang với Mỹ.

Tờ báo Pravda của Nga vừa có bài “Nga chuẩn bị bất ngờ hạt nhân cho NATO”, trích dẫn thông tin hôm 1/9 của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc Nga và nước này đã đạt được sự thống nhất về vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược. 
Dù bài báo không trực tiếp nói về những mối đe dọa đối với NATO hay Mỹ, nhưng thông điệp là rõ ràng: Vũ khí hạt nhân sẵn sàng triển khai của Nga đang phát triển và giờ đã sánh ngang với Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới