Kho vũ khí hạt nhân Nga có sức công phá kinh hoàng tới đâu?

Nga hiện đang sở hữu kho vũ khí lớn nhất thế giới cùng sức công phá khủng khiếp. Nước này cũng phát triển vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật nhưng mục đích được đánh giá mang tầm chiến lược.

Gần đây, ông Putin đã ra lệnh động viên một phần lực lượng quân sự dự bị nhằm đưa ra chiến trường, cùng lời cảnh báo Moscow sẵn sàng sử dụng tới vũ khí hạt nhân tại Ukraine. Thậm chí trong đội thái mới đây nhất, Nga đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Putin nói trong một bài phát biểu hồi năm 2022: “Tôi muốn nhắc nhở quý vị rằng đất nước chúng tôi có các loại phương tiện hủy diệt khác nhau… và khi toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, để bảo vệ Nga và người dân, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có trong tay”. Bình luận của ông Putin khiến phương Tây lo ngại thực sự. Tổng thống Mỹ Biden cho rằng Nga đang đưa ra những lời đe dọa “vội vã, thiếu trách nhiệm”.

Ông Biden đã phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: “Chiến tranh hạt nhân không có bên thắng và không được phép để nổ ra”. Những lời trên chính là một cam kết từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuân thủ Hiệp ước năm 1968 về Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.

Vậy, kho vũ khí hạt nhân Nga đang sở hữu gồm những thứ vũ khí nào, và sức công phá của chúng ra sao?

Vũ khí hạt nhân chiến lược

Chưa có một vũ khí hạt nhân nào được sử dụng kể từ sau 2 quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki và khiến hàng vạn người thiệt mạng hồi năm 1945.

Nina Tannenwald – giảng viên cao cấp về quan hệ quốc tế tại Đại học Brown (Mỹ) nói với tờ Euronews: “Có truyền thống 76 năm thế giới chưa sử dụng vũ khí hạt nhân. Và đó là đặc điểm quan trọng nhất của kỷ nguyên hạt nhân, chúng tôi muốn duy trì điều này”.

Thiệt hại khủng khiếp do hai quả bom nguyên tử gây ra đã khiến cả thế giới bàng hoàng, đẩy nhân loại vào kỷ nguyên răn đe hạt nhân. Các cường quốc trên thế giới tiến vào cuộc đua vũ trang nguyên tử, tuy nhân vẫn ý thức rằng việc sử dụng thứ vũ khí này sẽ khiến nhân loại diệt vong, vậy nên họ phải hết sức kiềm chế sử dụng vũ khí nguyên tử.

Hiện nay, Nga đang sở hữu số vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với khoảng 6.257 đầu đạn hạt nhân, sau đó là mỹ với 5.550 đầu đạn, theo thông tin từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA) vào tháng 1/2022.

Trong số vũ khí này, các vũ khí hạt nhân hạng “chiến lược” có sức công phá lớn nhất, được triển khai trên tàu ngầm, máy bay ném bom hoặc được gắn vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật

Nga hiện đang sở hữu khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân tầm ngắn, còn được gọi là vũ khí hạt nhân “chiến thuật”, được cất trữ trong các cơ sở trên khắp lãnh thổ.

Những vũ khí hạt nhân này có kích cỡ nhỏ, được thiết kế để sử dụng trên chiến trường nhằm chống lại các đội hình quân, xe tăng, các cơ sở quân sự và boong-ke. Chúng cũng có thể được gắn lên các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M mà Nga đang sử dụng tại Ukraine.

Tannenwald phân tích về tác dụng răn đe hiệu quả của vũ khí hạt nhân chiến thuật như sau: “Khi bạn sở hữu toàn vũ khí hạt nhân cỡ lớn, người ta sẽ không dám sử dụng vũ khí đó vì chúng hủy diệt quá mạnh. Do đó, tác dụng răn đe lại ít đáng tin cậy. Trong khi đó, nếu bạn sở hữu các loại vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, mối đe dọa sử dụng chúng sẽ đáng tin hơn vì chúng hủy diệt ít hơn nên có thể triển khai trong thực tế, do vậy có sức răn đe mạnh hơn”.

Sức tàn phá của hạt nhân chiến thuật đến đâu?

Pavel Podvig - một chuyên gia về lực lượng hạt nhân Nga và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Giải giáp (UNIDIR), nhận định, có rất ít kịch bản trên chiến trường mà tại đó sức công phá lớn của vũ khí hạt nhân chiến thuật lại có mục đích chiến thuật, chẳng hạn khi phá các boong-ke kiên cố ngầm dưới lòng đất.

Chuyên gia Podvig nói với Euronews: “Toàn bộ ý tưởng hạt nhân mini và tấn công giới hạn chỉ là cách chứng minh rằng loại vũ khí này có lý do tồn tại. Sứ mệnh chính của chúng không phải là tấn công mục tiêu quân sự, mà là thể hiện quyết tâm và sự sẵn sàng tấn công, gây thương vong lớn”.

Tùy biến sức mạnh

Hầu hết các vũ khí hạt nhân hiện nay có sức công phá đa dạng, có thể tùy biến. Tức chúng có thể điều chình mức độ năng lượng nổ, tùy theo tình hình quân sự và mục tiêu. Ví dụ, phiên bản bom hạt nhân B61 mới nhất do Mỹ phát triển có thể giải phóng năng lượng ở các mức 0.3, 1.5, 10 hoặc 50 kiloton. Trong đó, quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima chỉ có sức công phá khoảng 15 kiloton.

Tannenwald nói tiếp: Như vậy sức công phá của hạt nhân chiến thuật vẫn rất lớn. “Chúng vẫn là vũ khí hạt nhân, sẽ tạo ra mây nấm, cầu lửa. Chúng sẽ đốt cháy mọi thứ trong tầm nhìn. Chúng sẽ tạo ra lượng phóng xạ lớn. Do vậy, đừng ai nghĩ rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật thì vẫn có thể mang ra sử dụng”./.

Sức mạnh tuyệt đối của hệ thống tên lửa mới phòng thủ Moscow

Được kế thừa từ những hệ thống phòng không hiện đại thời Liên Xô, S-550 được kỳ vọng sẽ là thế hệ tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới.

Suc manh tuyet doi cua he thong ten lua moi phong thu Moscow
Trích dẫn một số nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, hãng tin RIA đưa tin rằng Moscow đang tích cực phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các mối đe dọa từ không gian.  

Quân đội Nga sử dụng Bakhmut như một "cái bẫy" cho Ukraine?

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine phát hiện bị lừa, khi quân Nga và lực lượng lính đánh thuê cố tình biến Bakhmut thành nơi giam chân và tiêu hao lực lượng của các đơn vị chính quy Ukraine.

Quan doi Nga su dung Bakhmut nhu mot

Lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga, đã thành công khi đánh chiếm các cứ điểm nằm ở phía bắc thành phố Bakhmut. Trong trường hợp nếu thành phố Bakhmut thất thủ, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không thể giữ vững tuyến phòng thủ thứ hai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới