Kho vũ khí đáng sợ của Ukraine

Kho vũ khí đáng sợ của Ukraine

(Kiến Thức) - Không có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng dồi dào nhưng Ukraine vẫn sở hữu kho vũ khí khiến nhiều quốc gia Tây Âu phải “lạnh gáy”. 

Khủng nhất trong trang bị của lực lượng mặt đất quân đội Ukraine là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch OTR-21 Tochka. Loại tên lửa này được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi liên bang tan rã. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị trên khung gầm xe BAZ-5921 mang lại khả năng cơ động rất cao. OTR-21 Tochka có tầm bắn từ 70-180km tùy biến thể.
Khủng nhất trong trang bị của lực lượng mặt đất quân đội Ukraine là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch OTR-21 Tochka. Loại tên lửa này được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi liên bang tan rã. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị trên khung gầm xe BAZ-5921 mang lại khả năng cơ động rất cao. OTR-21 Tochka có tầm bắn từ 70-180km tùy biến thể.
Pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch cũng là một sản phẩm thừa hưởng từ Liên Xô. Hệ thống gồm có 12 đạn tên lửa cỡ nòng 300mm dùng đạn tên lửa 9M55 (lắp khối đầu đạn chùm, rải mìn, nổ phá mảnh) hoặc 9M528 có tầm bắn từ 70-90km.
Pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch cũng là một sản phẩm thừa hưởng từ Liên Xô. Hệ thống gồm có 12 đạn tên lửa cỡ nòng 300mm dùng đạn tên lửa 9M55 (lắp khối đầu đạn chùm, rải mìn, nổ phá mảnh) hoặc 9M528 có tầm bắn từ 70-90km.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot là một sản phẩm do công nghiệp quốc phòng Ukraine chế tạo dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Đây được đánh giá là một đối thủ đáng gờm với xe tăng T-90 của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot là một sản phẩm do công nghiệp quốc phòng Ukraine chế tạo dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Đây được đánh giá là một đối thủ đáng gờm với xe tăng T-90 của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-64BM Bulat, đây là biến thể nâng cấp T-64 do Ukraine thực hiện. T-64BM Bulat được trang bị giáp phản ứng mới, tích hợp tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Gói nâng cấp này đã đưa hiệu suất chiến đấu của T-64 đạt ngang bằng với T-84.
Xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-64BM Bulat, đây là biến thể nâng cấp T-64 do Ukraine thực hiện. T-64BM Bulat được trang bị giáp phản ứng mới, tích hợp tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Gói nâng cấp này đã đưa hiệu suất chiến đấu của T-64 đạt ngang bằng với T-84.
2S19 Msta-S 152mm được đánh giá là một trong những pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo có tốc độ bắn 6-8 viên/phút, tầm bắn 29km với đạn pháo thông thường, 36km với đạn pháo tăng tầm.
2S19 Msta-S 152mm được đánh giá là một trong những pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo có tốc độ bắn 6-8 viên/phút, tầm bắn 29km với đạn pháo thông thường, 36km với đạn pháo tăng tầm.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS(NATO định danh SA-10), hệ thống này sử dụng đạn tên lửa 5V55R tầm bắn 90km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS(NATO định danh SA-10), hệ thống này sử dụng đạn tên lửa 5V55R tầm bắn 90km.
Tên lửa phòng không tầm xa S-200 (NATO định danh SA-5), đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Kiev đang sử dụng biến thể S-200V có tầm bắn tới 250km, tầm cao 29km.
Tên lửa phòng không tầm xa S-200 (NATO định danh SA-5), đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Kiev đang sử dụng biến thể S-200V có tầm bắn tới 250km, tầm cao 29km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung 9K37 Buk(NATO định danh SA-11) hậu duệ của hệ thống tên lửa phòng không được mạnh danh là “ba ngón tay thần chết” 2K12. Mỗi hệ thống tên lửa Buk được trang bị 4 đạn tên lửa 9M38 tầm bắn 30km, tầm cao 14km hoặc đạn tên lửa 9M317 tầm bắn 45km, tầm cao 25km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung 9K37 Buk(NATO định danh SA-11) hậu duệ của hệ thống tên lửa phòng không được mạnh danh là “ba ngón tay thần chết” 2K12. Mỗi hệ thống tên lửa Buk được trang bị 4 đạn tên lửa 9M38 tầm bắn 30km, tầm cao 14km hoặc đạn tên lửa 9M317 tầm bắn 45km, tầm cao 25km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K33 Osa(NATO định danh SA-8). Hệ thống được trang bị 4 đạn tên lửa 9M33 tầm bắn 15km, tầm cao 12km. SA-8 được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1S51M3-2 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 30km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K33 Osa(NATO định danh SA-8). Hệ thống được trang bị 4 đạn tên lửa 9M33 tầm bắn 15km, tầm cao 12km. SA-8 được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1S51M3-2 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 30km.
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27. Đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ukraine. Su-27 có tốc độ tối đa 2.500km/h, phạm vi hoạt động 3.500km, trần bay 19km. Nó được trang bị 10 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay có thể mang theo gần 6 tấn vũ khí.
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27. Đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ukraine. Su-27 có tốc độ tối đa 2.500km/h, phạm vi hoạt động 3.500km, trần bay 19km. Nó được trang bị 10 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay có thể mang theo gần 6 tấn vũ khí.
Tiêm kích đánh chặn và bảo vệ không phận MiG-29. Tiêm kích này có khả năng cơ động cao, đặc biệt là các tính huống cơ động trong phạm vi hẹp. MiG-29 có từ 6-8 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí 3,5 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là các tên lửa không đối không R-73 hoặc R-27.
Tiêm kích đánh chặn và bảo vệ không phận MiG-29. Tiêm kích này có khả năng cơ động cao, đặc biệt là các tính huống cơ động trong phạm vi hẹp. MiG-29 có từ 6-8 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí 3,5 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là các tên lửa không đối không R-73 hoặc R-27.
Cường kích tấn công mặt đất Su-24. Nó là một máy bay có thiết kế cánh cụp-cánh xòe nhằm thích nghi với các nhiệm vụ ném bom mặt đất tốc độ cao. Với tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, Su-24 thực sự là nỗi kinh hoàng cho các mục tiêu trên mặt đất.
Cường kích tấn công mặt đất Su-24. Nó là một máy bay có thiết kế cánh cụp-cánh xòe nhằm thích nghi với các nhiệm vụ ném bom mặt đất tốc độ cao. Với tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, Su-24 thực sự là nỗi kinh hoàng cho các mục tiêu trên mặt đất.
Cường kích tấn công mặt đất Su-25. Ukraine được thừa hưởng khoảng 92 chiếc loại này khi Liên Xô tan rã. Cường kích này có hệ thống điện tử khá đơn giản, nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực đường không cho các lực lượng mặt đất. Su-25 có thể mang theo 4 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Cường kích tấn công mặt đất Su-25. Ukraine được thừa hưởng khoảng 92 chiếc loại này khi Liên Xô tan rã. Cường kích này có hệ thống điện tử khá đơn giản, nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực đường không cho các lực lượng mặt đất. Su-25 có thể mang theo 4 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trực thăng tấn công Mi-24D. Đây là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân có “1-0-2” trên thế giới. Mi-24 nổi tiếng với khả năng cơ động cao, tải trọng vũ khí lớn. Mi-24 đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh cho các lượng mặt đất.
Trực thăng tấn công Mi-24D. Đây là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân có “1-0-2” trên thế giới. Mi-24 nổi tiếng với khả năng cơ động cao, tải trọng vũ khí lớn. Mi-24 đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh cho các lượng mặt đất.
Tàu hộ vệ lớp Krivak, đây cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ukraine. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn, vũ khí bao gồm 1 pháo hạm 100mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không 9K33 Osa, 2 pháo bắn nhanh AK-630 cùng 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm.
Tàu hộ vệ lớp Krivak, đây cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ukraine. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn, vũ khí bao gồm 1 pháo hạm 100mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không 9K33 Osa, 2 pháo bắn nhanh AK-630 cùng 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm.

GALLERY MỚI NHẤT