Kho đạn Mỹ cạn dần vì viện trợ Ukraine

Mỹ được dự báo sẽ gặp khó khăn trong vệc cung cấp vũ khí cho Ukraine do nước này không thể sản xuất đủ một số loại đạn dược để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Đông Âu.

Kho đạn Mỹ cạn dần vì viện trợ Ukraine

Kho dan My can dan vi vien tro Ukraine

Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại quốc gia Đông Âu này vào hôm 24/2 với số lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự viện trợ trị giá lên tới 16,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), kho dự trữ vũ khí của Mỹ đang tiệm cận mức nguy hiểm do nước này còn phải dự phòng đạn dược để huấn luyện và bảo vệ đất nước. Việc lấp đầy các kho vũ khí trên có thể mất nhiều năm.

Theo một quan chức quốc phòng, qua tình hình chiến sự tại Ukraine, Mỹ đã học được rằng khối lượng vũ khí cần thiết để duy trì chiến sự trên quy mô lớn vượt xa so với những ước tính trước đó của nước này.

Các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ đã phải giảm đáng kể quy mô sản xuất trong những năm 1990 do ngân sách quốc phòng của nước này bị cắt giảm mạnh sau sự tan rã của Liên Xô.

Hiện tại, chính phủ Mỹ phải thuyết phục các công ty trên mở lại những dây chuyền sản xuất đã bị đóng cửa nhiều năm nay, đồng thời khôi phục hoạt động sản xuất một số loại vũ khí như tên lửa phòng không Stinger - vốn đã dừng sản xuất từ năm 2020.

Một số vũ khí do Mỹ viện trợ như tên lửa chống tăng Javelin đã trở thành biểu tượng cho chiến sự Ukraine sau khi vũ khí này chứng minh hiệu quả trong trận đánh bảo vệ Kyiv. Một sản phẩm khác có thể được nhắc tới là hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), loại vũ khí đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch phản công gần đây của Ukraine.

Kho dan My can dan vi vien tro Ukraine-Hinh-2

Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin đã trở thành một biểu tượng trong cuộc xung đột tại Ukraine. Ảnh: Ukrainian Armed Forces.

"Không còn giải pháp thay thế"

Nhưng các kho dự trữ đạn cho hệ thống HIMARS của Mỹ - bao gồm đạn tên lửa được dẫn đường bằng GPS với tầm bắn lên tới 80 km, được gọi là GMLRS - đang nhanh chóng cạn kiệt.

"Nếu Mỹ gửi 1/3 số lượng tên lửa HIMARS còn lại trong kho vũ khí của nước này, giống như trường hợp của tên lửa Javelin và Stinger, Ukraine sẽ nhận được khoảng 8.000 đến 10.000 quả tên lửa. Số lượng trên đủ để sử dụng trong một vài tháng. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không còn giải pháp thay thế nếu các kho dự trữ trên cạn kiệt", ông Cancian, người từng làm việc cho chương trình mua sắm vũ khí của chính phủ Mỹ, cho biết.

"Công suất sản xuất đạn dược cho hệ thống HIMARS là 5.000 tên lửa mỗi năm. Tuychính phủ Mỹ đã làm việc với các doanh nghiệp quốc phòng để tăng công suất và phân bổ thêm ngân sách cho việc này,quá trình trên sẽ mất nhiều năm để hoàn thành", ông Cancian nhận định.

Chính phủ Mỹ đã cung cấp khoảng 8.500 tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine. Tuy nhiên, công suất sản xuất của loại vũ khí này chỉ là 1.000 quả tên lửa mỗi năm.

Tuy chính phủ Mỹ đã đặt hàng số lượng tên lửa Javelin mới có trị giá 350 triệu USD vào tháng 5, kho dự trữ loại tên lửa trên cũng sẽ phải mất nhiều năm mới được lấp đầy.

Không dừng việc hỗ trợ vũ khí

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này đã cung cấp hơn 800.000 viên đạn pháo loại 155 mm cho Ukraine, chiếm 3/4 số lượng đạn pháo loại này được các quốc gia phương Tây cung cấp kể từ khi xung đột nổ ra.

"Số lượng đạn pháo Mỹ cung cấp nhiều khả năng đã đạt đến giới hạn do nước này còn phải đảm bảo nhu cầu về an ninh quốc phòng", ông Cancian cho biết.

Kho dan My can dan vi vien tro Ukraine-Hinh-3

Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine nhiều hệ thống pháo 155 mm M777 cùng hàng trăm nghìn viên đạn pháo. Ảnh: Reuters.

Mỹ hiện sản xuất khoảng 14.000 viên đạn pháo 155 mm mỗi tháng, nhưng Lầu Năm Góc cho biết sẽ nâng con số này lên mức 36.000 viên/mỗi tháng trong năm nay. Việc nâng công suất sẽ tăng số lượng đạn pháo 155 mm mà Mỹ sản xuất lên 432.000 viên mỗi năm, chỉ hơn một nửa so với số lượng đạn dược đã được nước này chuyển cho Ukraine.

Theo giáo sư Dave Des Roches, giảng viên thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ, các lực lượng Ukraine nếu không còn đủ đạn dược cho pháo 155 mm sẽ phải chuyển sang sử dụng các hệ thống pháo với cỡ nòng 105 mm với tầm bắn thấp hơn.

"Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Vì chiến sự Ukraine về cơ bản là một cuộc đấu pháo và lợi thế về tầm bắn là rất quan trọng", ông Des Roches nhận định

Vào hôm 4/10, bà Laura Cooper, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ khẳng định quá trình sản xuất sẽ tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới.

"Mỹ sẽ tiếp tục đứng cùng người dân Ukraine và cung cấp cho nước này những sự hỗ trợ an ninh quốc phòng cần thiết để tự vệ dù xung đột có kéo dài bao lâu đi chăng nữa", bà Cooper khẳng định.

Nga đẩy mạnh tấn công vũ khí do phương Tây viện trợ

Bên cạnh việc bị cạn kiệt nhanh chóng do tần suất sử dụng lớn của quân đội Ukraine, vũ khí và đạn dược do Mỹ và các nước phương Tây viện trợ cũng là những mục tiêu hàng đầu mà lực lượng của Nga nhắm tới.

Kho dan My can dan vi vien tro Ukraine-Hinh-4

Một hệ thống pháo M777 sử dụng đạn 155 mm của Ukraine bị quân đội Nga phá hủy. Ảnh: Russia Ministry of Defense.

Hôm 4/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết nước này đã phá hủy 5 nhà kho chứa vũ khí và đạn dược tại các khu vực Torskoye, Malinovka và Zhelannoye thuộc vùng Donetsk.

Ngoài ra, các lực lượng Nga cũng đã phá hủy một kho vũ khí và một xưởng sửa chữa máy bay tại thành phố Zaporozhye, phá hủy 15 tấn đạn dược, bao gồm các loại tên lửa của hệ thống HIMARS, đồng thời phá hủy 2 trực thăng Mi-24 của Không quân Ukraine, TASS đưa tin

Kể từ khi xung đột bùng phát, các lực lượng vũ trang Nga đã tấn công nhiều cơ sở lưu trữ vũ khí và đạn dược của Ukraine, gây thiệt hại đáng kể cho quân đội nước này, đồng thời đặt gánh nặng lên các quốc gia phương Tây phải viện trợ để bù đắp cho những tổn thất trên.

Đang ngồi chơi game, người đàn ông bị sét đánh nhập viện

Một người đàn ông ở Anh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi anh ta bị sét đánh lúc đang ngồi chơi điện tử ở phòng khách.

Đang ngồi chơi game, người đàn ông bị sét đánh nhập viện
Aidan Rowan, 33 tuổi, ở Oxfordshire, Anh, đã có trải nghiệm kinh hoàng khi bị sét đánh dù đang ngồi nhà chơi game.
Aidan Rowan chia sẻ rằng khi đang ngồi chơi game thì nghe tiếng sấm nổ rất lớn, sau đó là ánh sáng lớn và đột nhiên bản thân cảm thấy cơ thể nặng nề toàn thân.

Bịa chuyện bị bắt cóc, người phụ nữ lĩnh 18 tháng tù

Tòa án Mỹ tuyên phạt người phụ nữ 40 tuổi 18 tháng tù giam sau khi cô ta tự bịa chuyện bị bắt cóc để bỏ trốn cùng bạn trai cũ và nhận khoản bồi thường khổng lồ.

Bịa chuyện bị bắt cóc, người phụ nữ lĩnh 18 tháng tù
Sherri Papini, người phụ nữ 40 tuổi có 2 con, ở bang California của Mỹ, tự bịa chuyện bị bắt cóc vào năm 2016. Vụ việc bị phơi bày nhờ sự can thiệp của công nghệ ADN hiện đại.
Ngày 19/9 vừa qua, thẩm phán William B. Shubb tuyên phạt mức án phạt 18 tháng tù giam đối với bị cáo Papini và 36 tháng quản thúc sau khi ra tù. Ngoài ra, bị cáo Papini còn phải bồi thường 310.000 USD.

Thị trấn kỳ lạ chỉ có một cư dân duy nhất sinh sống

Bà Elsie Eiler, 88 tuổi, hiện nay là cư dân duy nhất còn sinh sống tại thị trấn Monowi, bang miền trung Nebraska (Mỹ). Đồng thời, bà cũng là thị trưởng, thủ quỹ, thư kí, kiêm nhân viên thu quỹ ở nơi này.

Thị trấn kỳ lạ chỉ có một cư dân duy nhất sinh sống
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song

Monowi ở bang Nebraska, là thị trấn hợp pháp duy nhất ở Mỹ chỉ có một người sinh sống. Cư dân duy nhất tại thị trấn Monowi là bà Elsie Eiler. Đồng thời, bà cũng là thị trưởng, thủ quỹ, thư kí, kiêm nhân viên thu quỹ ở nơi này.

Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-2
Theo điểu tra dân số vào năm 2000, thị trấn Monowi có 2 người gồm bà Eiler và ông Rudy, chồng bà. Khi ông Rudy qua đời vào năm 2004, bà Eiler trở thành cư dân duy nhất ở thị trấn.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-3
Monowi từng là thị trấn sầm uất với hơn 150 hộ gia đình vào những năm 1930. Nơi này có các chuyến tàu chạy qua mỗi ngày, có các nhà hàng, cửa hiệu tạp hóa và thậm chí có cả nhà tù. Cuộc sống ở đây đã từng rất nhộn nhịp và đông vui.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-4
Nhưng khi Thế chiến II kết thúc, nông nghiệp suy giảm, ngày càng nhiều người bỏ thị trấn ra đi, bưu điện, tạp hóa lần lượt đóng cửa, trường học cũng ngừng hoạt động. Người dân kéo nhau đến các thành phố lớn khác của Mỹ sinh sống và không quay về. 
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-5
Hai người con của bà Eiler cũng rời khỏi thị trấn vào năm 1980. Dân số của thị trấn thời điểm đó còn khoảng 18 người. Đến năm 2000, chỉ còn vợ chồng bà Eiler sinh sống. Khi chồng qua đời, Eiler chính thức trở thành công dân duy nhất ở Monowi.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-6
Tất cả các công việc trong thị trấn đều do cụ bà 88 tuổi kiêm nhiệm. Theo bà Eiler, thị trấn này có đủ giấy tờ như những thành phố khác ở Mỹ. Bà vẫn sống ở căn nhà cũ và kinh doanh cửa hàng mang tên Monowi.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-7
Để duy trì sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang mỗi năm, bà Eiler cũng là người lên kế hoạch tu bổ đường sá. Bà phải đóng thuế 500 USD để tu sửa ba cột đèn điện và đường dẫn nước sạch để không biến thành thị trấn chết.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-8
Ngoài quán rượu, thị trấn chỉ có một cư dân này vẫn còn một thư viện đang hoạt động. Đây là nơi lưu trữ bộ sưu tập sách của ông Rudy, chồng bà Eiler. Bà và các con đã đóng giá sách rộng 30m2 để chứa 5.000 cuốn sách và tạp chí. 
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-9
Tuy chỉ có một mình nhưng cuộc sống của bà Eiler không hề nhàm chán hay cô độc, thậm chí bà còn rất bận rộn. Mỗi ngày, bà mở quán rượu từ 9h đến 12h để phục vụ những vị khách thân thiết từ nơi khác ghé đến.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-10
Bà Eiler đã gặp gỡ và trò chuyện với hàng trăm người khách đến từ khắp nơi trên thế giới trong suốt hàng chục năm sống một mình.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-11
Cụ bà 88 tuổi đã có 4 cuốn sổ đầy ắp chữ kí của du khách, và bà cảm thấy hạnh phúc vì mọi người quan tâm đến thị trấn Monowi bé nhỏ này. Ảnh: AP, IT. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.