Khiếp "lá chắn" cuối cùng trên tàu chiến Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Với pháo 7 nòng cỡ 30mm, Goalkeepr thực sự là "lá chắn" khó vượt qua đối với các tên lửa diệt hạm cận âm của Triều Tiên.

Hiện nay, trên các tàu chiến cỡ lớn, chủ lực của Hải quân Hàn Quốc đều tin dùng các tổ hợp pháo cao tốc tầm gần Goalkeeper làm nhiệm vụ chống các mục tiêu cơ động cao, bay thấp như tên lửa hành trình diệt hạm, máy bay và cả tàu mặt nước tốc độ cao - vũ khí mà Triều Tiên có rất nhiều.
Clip Goalkeeper trên tàu chiến Hàn Quốc khai hỏa:
Goalkeeper do hãng Signaal (Hà Lan) phát triển từ cuối những năm 1970, chính thức phục vụ từ năm 1980. Một tổ hợp được trang bị 2 radar, một hệ thống trinh sát quang học và pháo Gatling GAU-8/A Avenger do Mỹ chế tạo.
Trong đó, 2 loại radar của Goalkeeper gồm một radar tìm kiếm 2 tham số có tầm trinh sát 30km và một radar làm nhiệm vụ bắt bám mục tiêu.
Pháo GAU-8/A kết cấu với 7 nòng pháo cỡ 30mm cho tốc độ bắn 4.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 350-1.500 hoặc 2.000m tùy từng loại đạn.
Pháo 7 nòng Goalkeeper khai hỏa.
 Pháo 7 nòng Goalkeeper khai hỏa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Goalkeeper có thể phản ứng với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm P-270 Moskit của Nga từ phát hiện tự động tới tiêu diệt chỉ trọng 5,5 giây với việc bắt đầu loạt bắn từ cách 1.500m và tiêu diệt hoàn toàn ở cách 300m.
Goalkeeper đã chứng minh được khả năng của mình trong nhiều cuộc tập trận trên biển, khi hạ gục được tên lửa diệt hạm Harpoon (Mỹ), Exocet của Pháp.
Rõ ràng với Goalkeeper, Hàn Quốc có thể tạm yên tâm rằng các tàu chiến nước này khó có thể bị tên lửa diệt hạm cổ lỗ (sao chép P-15 Termit) của Triều Tiên hạ gục.

Triều Tiên phát triển “sát thủ diệt hạm” tầm 300km

(Kiến Thức) - Tên lửa hành trình chống tàu mới được Triều Tiên phát triển dựa trên mẫu HY-2 của Trung Quốc cho tầm bắn 180-300km.

Tiết lộ “sốc”, tàu chiến Mỹ mới tới Biển Đen rất yếu

(Kiến Thức) - Chiến hạm Mỹ USS Taylor (FFG 50) không được trang bị tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm mà chỉ có pháo và ngư lôi. 

Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo.
 Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo. 

Tin mới