Khiếp đảm ngắm 3 loài mãng xà khổng lồ ở Việt Nam

Trong số hơn 300 loài rắn đã được phát hiện và công bố ở Việt Nam thì trăn đất, trăn cộc và trăn gấm được mệnh danh là mãng xà khổng lồ.

Khiếp đảm ngắm 3 loài mãng xà khổng lồ ở Việt Nam
Trăn gấm - Python reticulatus
Trăn gấm có những hoa văn độc đáo và đẹp mắt như hình mắt của chiếc võng khiến chúng rất khó phân biệt khi cuộn mình trên lớp thảm mục thực vật hay quanh những gốc cây lớn trong rừng thưa, cây bụi hay ven các rừng già, ở các đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo và gần các vực nước, đầm lầy.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
 Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Sức mạnh về cơ bắp của loài mãng xà khổng lồ này tạo ra một cú đớp “nhanh như điện” với hàm răng sắc nhọn như những chiếc móc về phía sau khiến con mồi khó có cơ hội trốn thoát. Khi con mồi bị giữ chặt bằng bộ hàm sắc khoẻ, trăn gấm dùng cơ thể khổng lồ của mình xiết chặt con mồi. Cho đến khi con mồi tắt thở thì con trăn sẽ buông lỏng con mồi và bắt đầu thưởng ngoạn bữa ăn ngon lành của mình.
Khả năng săn mồi độc đáo hơn của trăn gấm là nó có thể leo lên cây và thích cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước. Con trăn ung dung nằm chờ con mồi đi ngang qua để tấn công.
Trăn gấm là loài mãng xà cỡ lớn trong các loài rắn, có thể dài tới 6- 7m, đầu nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực.
Loài trăn gấm thường sống ở rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần môi trường nước.
Trăn gấm bơi giỏi và có tập tính tương tự như trăn đất. Trăn gấm hoạt động về ban đêm, có thể đẻ tới 100 trứng/ lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng.
Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm. Trong điều kiện nuôi, chúng thích đầm mình cả ngày trong nước và ăn nhiều loại mồi. Thức ăn bao gồm những loài động vật đẳng nhiệt.
Hiện nay, loài trăn gấm có sự suy giảm quần thể trầm trọng, cộng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng nơi sinh sống do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị và việc săn bắt trái phép.
Trăn cộc- Python brongersmai
Trăn cộc là một trong số 3 loài trăn lớn thuộc giống Python phân bố ở Việt Nam, trong đó trăn cộc là loài có kích thước nhỏ nhất và cũng là loài hiếm nhất.
Loài trăn này không chỉ ngắn, mập mà còn có nhiều màu sắc phong phú trên từng cá thể như đen, đỏ thẫm, vàng ngọc và trắng với hoa văn rất lạ, đẹp.
Trăn cộc có vùng phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam và phân bố khá rộng ở một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia… Theo các tài liệu ghi lại, năm 1970 nhà động vật học Campden phát hiện và ghi nhận loài này được buôn bán ở Sài Gòn - miền Nam Việt Nam.
Trăn Cộc- Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Trăn Cộc- Ảnh: Phùng Mỹ Trung. 
Cho mãi đến năm 1977 Grandison cũng ghi nhận loài được nuôi ở Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau. Mới đây năm 2005 nhà nghiên cứu bò sát Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quảng Trường cùng các đồng sự cũng đã ghi nhận loài này được buôn bán và nuôi ở một số trại nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Loài trăn này có đầu nhỏ, hình tam giác, ở mỗi bên mép trên có hai hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đầu mõm. Có 2 gai nhỏ (hình cựa) ở 2 bên lỗ hậu môn.
Trăn cộc có đầu màu vàng nhạt, có một vệt xám đen chạy từ mõm bao hết phần má, môi trên và dưới kéo dài ra tới cổ. Lưng xám, chính giữa lưng có hàng chấm sáng lớn ở giữa sáng hơn, càng về cuối thân các vết đốm này kéo dài ra và nối lại với nhau ở sườn có những đốm xám rất to. Chiều dài cơ thể con trăn tới 2m.
Trăn đất- Python molurus
Đây thực sự là loài đoạt giải quán quân về kích thước, cân nặng trong các loài rắn tìm thấy ở Việt Nam.
Một số cá thể tìm thấy ở Vườn quốc gia U Minh đạt đến độ dài khoảng 8m (kích thước trung bình khoảng từ 4 - 6m) và cân nặng hơn 120kg với cái đầu dài, nhỏ, có màu nâu xám, mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm.
Trăn đất- Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Trăn đất- Ảnh: Phùng Mỹ Trung. 
Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Mặt trên lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt, có một dãy những vết lớn dài, màu nâu đỏ viền đen. Mặt bụng màu vàng hay nâu vàng có những đốm nâu hay đen.
Trăn đất trú đông từ 2 đến 4 cá thể trong những hang hốc tự nhiên để tránh rét. Chúng chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm, nhiều nhất vào lúc xẩm tối. Chúng ưa ngâm mình vào trong nước trong những ngày nóng bức.
Trăn đất ăn những loài thú nhỏ (chủ yếu gặm nhấm, đôi khi cả hươu nai cỡ nhỏ, chim và những loài ếch nhái, bò sát). Trăn đất sinh sản hàng năm.

Qúa tham ăn, trăn khổng lồ nôn ọe vì mắc nghẹn

(Kiến Thức) - Một con trăn khổng lồ ăn quá no so với sức chứa của bụng nên buộc phải nôn ra hàng loạt con mồi mà nó vừa nuốt.

Qúa tham ăn, trăn khổng lồ nôn ọe vì mắc nghẹn
Qua tham an, tran khong lo non oe vi mac nghen
Hình ảnh con trăn khổng lồ nôn ọe vì mắc nghẹn được cho là ghi lại tại vùng Đông Nam Á. Người đàn ông tóm chặt đầu một con trăn no căng bụng vì ăn quá nhiều.

Cận cảnh trăn khổng lồ ăn thịt người ở lục địa đen

Trăn khổng lồ ăn thịt người ở lục địa đen là một trong bảy loài trăn đáng sợ nhất thế giới, gây ra nỗi kinh hoàng cho dân Châu Phi.

Cận cảnh trăn khổng lồ ăn thịt người ở lục địa đen
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den
Chúng có mặt ở hầu hết các vùng đất của Châu Phi. Tuy nhiên, ở Nam Phi loài trăn đá có trọng lượng và kích thước lớn nhất. Loài trăn khổng lồ này tập trung nhiều ở phía nam sa mạc Sahara, từ Senegal tới Ethiopia và Somalia. 
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-2
  Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m.
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-3
 Chúng thích hợp với nhiều môi trường sống, gồm cả vùng thảo nguyên, rừng rậm, hoang mạc, bán sa mạc, vùng núi đá, thậm chí là đầm lầy, sông, hồ.  
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-4
Trăn đá Châu Phi được coi là loài ham mồi và rất hung dữ. Chúng thường xuyên tấn công cả con người. Mỗi năm có hàng trăm cuộc ghi nhận loài trăn đá tấn công người và cũng có không ít vụ chúng nuốt chửng những đứa trẻ, thậm chí là người trưởng thành. Chính vì thế, ở một số bộ tộc vùng Angola, Rwanda, Burundi, Sudan, Uganda, Kenya, Tanzania, Zambia, Malawi, Mozambique… cư dân gọi chúng là “trăn ăn thịt người”. 
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-5
 Giống như các loài trăn khác, trăn đá Châu Phi không có độc và chúng giết con mồi bằng cách quấn chết. Sau khi tấn công con mồi bằng cú đớp mạnh, nó cuộn thân giết chết con mồi. 
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-6
Món ăn sở thích của nó là những loài động vật gặm nhấm lớn, khỉ, linh dương, gia cầm, chó, dê, cừu.  
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-7
Trăn đá Châu Phi không phải loài lớn nhất trong họ nhà trăn, nhưng chúng ăn được những con mồi rất lớn. 
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-8
Trăn đá Châu Phi có tới 2 lá phổi hoạt động, trên cơ thể của loài trăn này vẫn còn 2 cái chân nhỏ xíu teo lại, vốn là cặp chân thoái hóa của loài bò sát cổ. 
Can canh tran khong lo an thit nguoi o luc dia den-Hinh-9
Mặc dù ở lục địa khô cằn, nhưng đã có vô số hình ảnh ghi lại được cảnh chúng nuốt chửng một con cá sấu ở đầm lầy.

Những động vật có khả năng tái sinh đáng kinh ngạc

Những loài động vật có khả năng tái sinh nhiều lần này khiến các nhà khoa học cũng phải bất ngờ.

Những động vật có khả năng tái sinh đáng kinh ngạc
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac
Ốc lông (tên khoa học là Hydractinia echinata) được coi bậc thầy trong việc tự tái tạo với khả năng mọc lại bất cứ phần cơ thể nào bị mất, không già đi về mặt sinh học và có thể tự nhân bản mình. Đặc biệt nhất là loài động vật có khả năng tái sinh này có thể tự tái tạo phần đầu của mình. 
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-2
Các chuyên gia lý giải rằng, sức mạnh trẻ hóa này có được là do ốc lông đã lưu giữ một tế bào gốc đa năng đặc biệt giúp chúng có thể tái tạo lại cơ thể. Hiện nay, những loài động vật bậc cao trong đó có con người không còn lưu giữ tế bào gốc này nên mất đi khả năng tái sinh kì diệu. 
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-3
Loài sứa bất tử này có khả năng thoái hóa ngược trở lại quá trình nguyên sơ và trở thành bất tử khi ở trong những điều kiện bất lợi cho chúng.  
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-4
Chúng dường như không phải chịu bất kỳ giới hạn thời gian nào và có thể “hồi xuân” trở lại thời kỳ “nguyên bản” của chúng. Không may rằng, ở giai đoạn chưa trưởng thành, chúng dễ dàng bị ăn thịt và bị làm hại. 
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-5
Một loài động vật dưới nước nhỏ tên gấu nước có thể sẽ là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Loài sinh vật này có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Và nhờ thế, chúng có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ. Chỉ cần thả vào nước, loài vật có thể hồi sinh
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-6
Không những vậy, gấu nước còn có vỏ bọc trông như một khẩu pháo, giúp chúng tồn tại mạnh mẽ dù là nơi nóng nhất hay lạnh nhất, áp suất cao hay nhiều tia bức xạ. Bạn thậm chí còn có thể quăng chúng vào không gian mà vẫn thấy chúng còn sống. 
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-7
 Giun dẹp là loài động vật có khả năng tái sinh mọi bộ phận trên cơ thể chúng, kể cả phần đầu. Đặc biệt trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà khoa học đã công bố, loài giun dẹp có khả năng mọc lại đầu với… trí nhớ giống hệt cái đầu trước của nó.
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-8
 Một giả thuyết được đưa ra là trí nhớ của giun có thể được lưu trữ không phải trong não, mà là ở các tế bào phân bố trên khắp cơ thể. Khi đầu của chú giun mọc ra, trí nhớ cũng hồi phục trở lại như chưa bao giờ bị mất đi.
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-9
Sao biển là loài động vật sống ở tất cả  các đại dương của thế giới, bao gồm ở ở Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam và có thể sống dưới độ sâu 6000m.  
Nhung dong vat co kha nang tai sinh dang kinh ngac-Hinh-10
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới