Khi thanh niên thích… chửi bậy

(Kiến Thức) - Nói tục, chửi bậy không còn lạ lẫm trong xã hội hiện nay, đặc biệt “căn bệnh” này có xu hướng thích nghi nhanh với một bộ phận không nhỏ giới trẻ. 

Khi thanh niên thích… chửi bậy
Nguy hiểm hơn, nhiều người lại dễ dàng cho rằng đó như một cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Thích là chửi
Có lẽ bất cứ xã hội nào cũng có mâu thuẫn và khi đó tiếng chửi là điều không thể thiếu. Nhà thơ Cao Bá Quát đã từng viết: “Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp/ Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!”. Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng chửi đời, chửi người với sự phẫn uất cao độ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Rồi đến những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ... chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình.
Nhiều vụ án mạng đến từ những câu chửi thề.
 Nhiều vụ án mạng đến từ những câu chửi thề.
Nhưng đó là những tiếng chửi có tri thức, có tác động xã hội, còn ngày nay ở bất kỳ đâu, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh tụ tập nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ tục tĩu.
Với một thao tác đơn giản tìm kiếm trên Google, chỉ trong vòng 0,36 giây màn hình sẽ hiển thị 439.000 kết quả với từ khóa “Nói tục chửi bậy”. Thực trạng này được báo giới, chuyên gia tâm lý đề cập nhiều, tuy nhiên không có nhiều tác dụng. Trả lời báo chí, tiến sĩ Lưu Song Hà, Viện Tâm lý học cho biết, theo khảo sát số học sinh có hành vi lệch chuẩn đang tăng lên cả về số lượng và mức độ, trong đó có nhiều hành vi đáng báo động như quấy rối, làm mất trật tự trường lớp, nói dối, văng tục, không làm bài tập...
Đôi khi chỉ vì một bộ phận thanh niên hay văng tục đã làm ảnh hưởng đến cả một xã hội nói chung như thế này.
Đôi khi chỉ vì một bộ phận thanh niên hay văng tục đã làm ảnh hưởng đến cả một xã hội nói chung như thế này. 
Mặc dù nhiều nhà trường đã quy định tuyệt đối cấm học sinh nói bậy chửi thề, nhưng trên thực tế rất khó tìm một trường nào không có học sinh chửi thề. Lý do văng tục, chửi thề đôi khi rất đơn giản vì bị điểm kém, bị cô giáo phê bình, vui mừng vì một lý do nào đấy cũng... chửi thề.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cho rằng chửi bậy mới là người lớn, mới là dân chơi. Thêm vào đó, cũng có tác động rất lớn từ những người xung quanh hay nói tục chửi thề, môi trường bè bạn, nhà trường, gia đình.
Một thế hệ hư hỏng hay dòng chảy chung của xã hội?
Một cuộc khảo sát nhỏ với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên và đặt các bạn trước câu hỏi “Bạn đã từng nói tục, chửi thề chưa?” thì gần như 100% câu trả lời là đã từng nói và từng xuất hiện ý nghĩ bậy khi bức xúc, cáu gắt.
Nghiện chơi game là một trong những nguyên nhân khiến các em hình thành thói quen nói bậy.
 Nghiện chơi game là một trong những nguyên nhân khiến các em hình thành thói quen nói bậy.
Theo PGS. Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh thì tình trạng học sinh sử dụng Facebook nhiều như hiện nay đã bộc lộ cá tính rõ nét của các em và dễ lây lan tính học đòi, bắt chước. Nếu không được giáo dục cẩn thận, các em sẽ bị những mặt trái của công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Khi học sinh phát ngôn bừa bãi, những thông tin không được kiểm chứng sẽ lan truyền có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
Cũng theo PGS Văn Như Cương: “Hiện tượng nói năng bậy bạ của học sinh là do thói quen chứ đa phần không thuộc về là bản chất, ý thức của các em”. Còn theo giới nghiên cứu, sở dĩ thế hệ ngày xưa không có nhiều người có thói quen nói tục, chửi bậy là vì con người thời ấy được giáo dục kỹ lưỡng, cả ở trong và ngoài gia đình.
"Quy tắc vàng" khi truy cập Facebook của PTDL Lương Thế Vinh dành cho các em học sinh đang học tập tại trường.
 "Quy tắc vàng" khi truy cập Facebook của PTDL Lương Thế Vinh dành cho các em học sinh đang học tập tại trường.
Trường PTDL Lương Thế Vinh, Hà Nội có lẽ là trường đi đầu trong việc giám sát, quản lý việc phát ngôn của học sinh trên mạng Internet khi trong quy định nhà trường có ghi rõ: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó”. Đó là một số điều trong thông báo về “Những điều cấm kị khi lên Facebook” dành cho học sinh của trường.
Và nhân câu chuyện về “Những điều cấm kỵ khi lên Facebook” của trường PTDL Lương Thế Vinh, thay cho lời kết trong thông báo trên là một thông điệp hết sức ngắn gọn, nhưng vô cùng súc tích: “Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!”.
Thay đổi thói quen, sở thích của một người, nhất là giới trẻ không phải là chuyện làm được trong ngày một ngày hai. Để làm được điều đó, mỗi người cần thẳng thắn nhìn nhận vào cách ứng xử của bản thân, để từ đó thể hiện văn hóa giao tiếp ứng xử cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 
Mời các bạn cùng đón xem chương trình "Vấn nạn chửi bậy, chửi thề của học sinh" trong dải giờ "8 giờ 15 phút tối" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:
- Phát sóng chính thức: 20h15 thứ Bảy (12/9/2015)
- Phát lại: 9h00 Chủ nhật (13/9/2015) & 15h00 thứ Hai (14/9/2015)

Nói tục, chửi bậy ở Hà Nội sẽ bị phạt nặng?

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý nhằm hạn chế những hành vi thiếu văn hóa.

Nói tục, chửi bậy ở Hà Nội sẽ bị phạt nặng?
Theo thông tin trên báo Đất Việt, ông Trần Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, Sở đang chủ trì xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cộng đồng, trong đó có khảo sát nội dung về nói tục nơi công cộng.

Cô giáo “cung Bọ cạp” Lê Na lại lên Facebook chửi bậy

Fanpage Lena Culture center vừa đăng tải những dòng trạng thái có những lời tục tĩu mà cô Lê Na muốn gửi tới những người đã "chửi bới" cô những ngày qua.

Cô giáo “cung Bọ cạp” Lê Na lại lên Facebook chửi bậy
"Cô giáo cung Bọ cạp" Lê Na.
 "Cô giáo cung Bọ cạp" Lê Na.
Có lẽ giờ đây khi nhắc tới “cô giáo cung Bọ Cạp” chắc hẳn sẽ chẳng ai quên được clip cô Lê Na chửi bới và xưng mày tao với học viên đã gây xôn xao dư luận hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Muôn kiểu thần dược giả khiến đại gia nếm trái đắng

(Kiến Thức) - Bỏ hàng chục, hàng trăm triệu mua "thần dược", thuốc quý về tẩm bổ, song không ít người ngã ngửa khi mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Muôn kiểu thần dược giả khiến đại gia nếm trái đắng
Muon kieu than duoc gia khien dai gia nem trai dang
Chưa khi nào việc mua các loại thảo dược, thuốc quý lại dễ dàng khi chỉ cần lên mạng, tràn lan các loại "thần dược" với đủ công dụng, mức giá đắt rẻ. Trên mạng, sâm Ngọc Linh loại 10 củ/kg, giá lên đến 35 triệu đồng/kg. Còn loại nhỏ hơn (15 – 20 củ/kg), giá khoảng 20 triệu đồng/kg.  
Muon kieu than duoc gia khien dai gia nem trai dang-Hinh-2
Tuy nhiên, tình trạng thần dược giả không hiếm. Tam thất hoang là một trong những loại được dân buôn lựa chọn để "nhái" sâm Ngọc Linh, bán với giá cắt cổ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Cháy lớn tầng trệt trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Tòa nhà chính thuộc trụ sở UBND tỉnh Bình Phước bất ngờ bị hỏa hoạn, đám cháy lớn bùng phát với cột khói cao. Bước đầu xác định không gây ra thiệt hại về người nhưng hư hỏng nhiều vật dụng trong phòng họp.
Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Sao Hollywood bị thiệt hại nặng nề do cháy rừng

Hàng loạt ngôi sao Hollywood đình đám nước Mỹ như Billy Crystal, Mandy Moore, Paris Hilton, Anthony Hopkins, John Goodman và Miles Teller bị thiệt hại nặng nề bởi đám cháy rừng đã biến ngôi nhà của họ thành tro bụi và gạch vụn.
Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles tàn khốc như "hỏa ngục"

Cháy rừng ở Los Angeles được đánh giá là nghiêm trọng nhất lịch sử California, gây thiệt hại khoảng 52-57 tỷ USD, ít nhất 5 người đã thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà. Hơn 100.000 người đã được lệnh sơ tán khẩn cấp.
Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Hà Nội

Càng gần tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng chức năng của Hà Nội liên tục tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, phát hiện và xử lý hàng tấn thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ.