Khí quyển Trái đất đã tiến hóa thế nào trong hàng tỉ năm?

(Kiến Thức) - Bầu khí quyển Trái đất đã tiến hóa như thế nào để trở nên đặc biệt như hôm nay?

Khí quyển Trái đất đã tiến hóa thế nào trong hàng tỉ năm?

Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có bầu khí quyển hỗ trợ sự sống. Bầu khí quyển này không quá đặc như sao Kim và không quá loãng như sao Hỏa, đồng thời có nhiều oxy, loại khí quý giá cho các động vật trái đất vì không thể tìm thấy trên các hành tinh khác. 

Theo một số khoa học gia, quá trình phát triển của bầu không khí trên hành tinh xanh gồm 3 giai đoạn:
Khi quyen Trai dat da tien hoa the nao trong hang ti nam?
 
    1. Trái Đất vừa mới hình thành:
Khi quyển Trái đất lúc này có thể chỉ gồm 2 loại khí hydro và helim, các khí chính trong đĩa khí và bụi quay quanh mặt trời, nguồn gốc tạo nên các hành tinh. Lúc đó, quả đất này và cả bầu khí quyển của nó đều rất nóng, tạo điều kiện cho các phân tử hydro và heli di chuyển rất nhanh. Trên thực tế, chúng di chuyển nhanh đến mức cuối cùng tất cả đều thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất và trôi vào không gian.
Khi quyen Trai dat da tien hoa the nao trong hang ti nam?-Hinh-2
 

    2. Trái Đất trẻ: 

Bầu khí quyển giai đoạn này đến từ chính trái đất. Lúc đó hành tinh của chúng ta có rất nhiều núi lửa, nhiều hơn ngày hôm nay vì lớp vỏ trái đất vẫn đang được hình thành. Các núi lửa sẽ giải phóng 3 loại khí sau:

    - Hơi nước (H2O, 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy)
    - Carbon dioxide (CO2, 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxy)

    - Ammoniac (NH3, 1 nguyên tử nitơ và 3 nguyên tử hydro)

CO2 sẽ hòa tan vào nước biển. Các vi khuẩn đơn giản sống nhờ ánh nắng mặt trời và CO2, đồng thời tạo ra một loại sản phẩm phụ nữa là khí oxy (O2).

Khi quyen Trai dat da tien hoa the nao trong hang ti nam?-Hinh-3
 

    3. Trái Đất hiện tại:

Rất nhiều khí CO2 hòa tan vào các đại dương. Cuối cùng, xuất hiện một loại vi khuẩn đơn giản có thể sống nhờ năng lượng mặt trời và CO2 trong nước, rồi sản xuất ra oxy, một sản phẩm phụ. thực vật và động vật cùng phát triển trong cân bằng. Thực vật hấp thụ CO2 và nhả oxy, còn động vật hít thở bằng oxy rồi thải khí CO2. CÒ2 cũng sinh ra khi đốt cháy một vật gì đó. Thật tiện lợi khi bầu khí quyển của sự sống lại được tạo ra từ chính sự sống!

Sau đó, oxy bắt đầu nhiều lên trong bầu không khí, trong khi CO2 giảm xuống. Trong khi đó, các phân tử NH3 trong không khí bị vỡ ra do ánh nắng mặt trời, để lại các khí nitơ và hydro như ban đầu. Vì là nguyên tố nhẹ nhất nên hydro có thể vươn lên phía trên bầu không khí và rồi cuối cùng cũng có rất nhiều hydro trôi vào vũ trụ.

Khi quyen Trai dat da tien hoa the nao trong hang ti nam?-Hinh-4
Thống kê các loại khí trong bầu không khí Trái Đất hiện đại (không đề cập đến nước trong không khí): phần lớn là nitơ với 78%, tiếp theo là oxy với 21%, còn lại khoảng 1% là argon và các loại khí khác. CO2 chỉ là một miếng bánh cực kỳ bé nhỏ (385 phần triệu). Tỉ lệ này rất khác với tỉ lệ khí trong bầu khí quyển Trái Đất thời kỳ rất trẻ so với hôm nay.


Tại sao người Ai Cập tôn sùng loài bọ hung ăn phân?

Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ hung ăn phân.

Tại sao người Ai Cập tôn sùng loài bọ hung ăn phân?
Người Ai Cập cổ đại  từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ hung ăn phân. Loài bọ hung vốn nổi tiếng trong thế giới động vật với lối sống kì lạ và chậm chạp. Chúng có thể dành cả ngày để lăn phân, vê thành hình tròn rồi lăn về tổ. Phân cũng chính là thức ăn của loài vật này, chính vì vậy cái tên bọ hung ăn phân ra đời....

Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ cánh cứng này vì hình ảnh bọ hung lăn phân vào ban ngày, đến tối muộn tìm cách chôn giấu chúng rồi sáng lại "kéo lên" tiếp tục cuộc hành trình, giống như hình ảnh vị thần Mặt trời cần mẫn lăn ngôi sao sáng qua bầu trời, chôn ngôi sao khi mặt trời lặn và đào lên ở phía đông vào lúc bình minh.
Không chỉ có vậy, loài bọ cánh cứng này còn có thể được ví là những thủy thủ xuất sắc, biết sử dụng mặt trời làm hoa tiêu khi lăn phân, nhằm lăn phân về tổ thật nhanh theo đường ngắn nhất để tránh nguy cơ bị những con bọ hung khác tấn công, tranh giành cục phân.

Ngỡ ngàng độc chiêu vệ sinh cơ thể của người Ai Cập cổ

(Kiến Thức) - Người Ai Cập cổ đại có những thói quen vệ sinh cơ thể khá độc đáo, khiến nhiều người bất ngờ và cảm thấy khó tin.

Ngỡ ngàng độc chiêu vệ sinh cơ thể của người Ai Cập cổ
Ngo ngang doc chieu ve sinh co the cua nguoi Ai Cap co
 Người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra kẹo bạc hà để đối phó với những mùi khó chịu do mắc các bệnh về răng miệng. Do đó, để có hơi thở thơm tho, người Ai Cập kết hợp trầm hương, nhựa thơm và quế đun sôi với mật ong rồi vo tròn lại thành những viên nhỏ để sử dụng.

Người ngoài hành tinh xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại?

(Kiến Thức) - Một số người hoài nghi người ngoài hành tinh xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và đưa ra những bằng chứng để thuyết phục mọi người.

Người ngoài hành tinh xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại?
Nguoi ngoai hanh tinh xuat hien tu thoi Ai Cap co dai?
Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những kim tự tháp. Kỹ thuật xây kim tự tháp của người Ai Cập được đánh giá vô cùng tiến bộ, thậm chí là đi trước thời đại. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới