Khi đầu tư đất chung, cần lưu ý những gì?

Mảnh đất bán giá 1 tỷ đồng cho hai người bạn thân góp vốn mua chung, nhưng tài khoản của môi giới lại nhận được 1,5 tỷ. Môi giới báo khách chuyển dư 500 triệu thì khách nói nhỏ: “Thu giúp tôi, chút gửi lại tôi 500 triệu”.

Không đủ tài chính để sở hữu riêng bất động sản hoặc muốn chia vốn đầu tư nhiều nơi, không ít người chọn phương án rủ bạn bè, người quen hùn vốn mua chung nhà, đất. Việc góp vốn đầu tư là hoàn toàn bình thường và được pháp luật cho phép.
Thế nhưng, thực tế có không ít vụ việc mất tiền, sứt mẻ tình cảm sau khi đầu tư chung. Thậm chí, có vụ góp vốn chứa đựng những góc khuất mà ngay cả người trong cuộc cũng không hề hay biết.
Là một môi giới nhà đất nhiều năm, chị Lan Hương (Hà Nội) từng môi giới cho nhiều vụ chung vốn đầu tư. Trong đó, có một sự việc đáng nhớ.
Chị Hương kể, chị môi giới cho khách mảnh đất gần 10.000m2 ở Gia Lai, giá bán 1 tỷ. Khách nói rằng mua chung mảnh đất này với một người bạn rất thân, như anh em ruột thịt, chơi với nhau hàng chục năm. Đến ngày công chứng sang tên, tài khoản chị hiện lên con số 1,5 tỷ.
“Tôi báo khách chuyển dư 500 triệu thì khách nháy mắt kéo tôi ra và nhờ: “Thu giúp tôi phần đó, tôi báo bạn tôi mảnh này 1,5 tỷ. Chút gửi lại tôi 500 triệu” - chị Hương chia sẻ.
Dù đã lâu năm trong nghề, nhưng lần đầu tiên chứng kiến trường hợp éo le này, chị Hương vội kéo người em phụ trách pháp lý khu đó ra một góc nói chuyện, không biết nên xử lý ra sao. Người em nghe xong cũng kinh ngạc bảo rằng bạn thân mà sao họ lại lừa nhau số tiền lớn vậy?
Hai chị em đứng suy nghĩ hồi lâu, không biết có nên nói cho người bạn kia biết hay là mặc kệ, vì trong công việc này đôi khi việc thu hộ chủ, hộ khách cũng là luật bất thành văn rất khó nói đúng sai.
Cuối cùng, người em phụ trách pháp lý bảo: “Thôi mình thu giúp họ, vì họ có sự đồng thuận giá 1,5 tỷ này với nhau rồi chứ chị em mình không lừa ai. Giờ mà nói với người kia giá lô đất này có 1 tỷ thôi cũng rất dở”. Chị Hương chốt giá nhưng bày tỏ "trong lòng vẫn rất lấn cấn chuyện bạn thân ăn chênh 500 triệu của nhau".
Chị Thanh Hằng (Hà Nội) cũng có trải nghiệm không vui khi góp vốn mua chung đất với bạn.
Mấy năm trước, vợ chồng chị có 600 triệu đồng tiền nhàn rỗi. Gửi ngân hàng thì lãi suất không cao, chị muốn đầu tư đất nền ở ngoại thành Hà Nội nhưng vốn lại quá ít.
Kể chuyện này với người bạn thân, chị được bạn rủ góp vốn mua chung đất. Bạn nói rằng đất ở Hà Nam quê bạn đang sốt, mua nhanh bán nhanh chỉ trong vài tháng cũng lời cả trăm triệu đồng. Chị gái bạn ở quê vừa mới sang tay một mảnh 800 triệu, trong một tháng lãi hơn 100 triệu đồng.
Sau một hồi trò chuyện, thấy bạn am hiểu về đất quê, lại là chỗ bạn bè thân thiết nên chị đồng ý góp 700 triệu đồng để mua chung với bạn mảnh đất 2 tỷ. Sau 2 tháng, mảnh đất có người trả chênh 300 triệu. Chị Hằng muốn bán nhưng bạn không đồng ý vì nghĩ còn tăng giá nữa.
Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, giá đất đã rớt, thanh khoản lèo tèo, mảnh đất kia phải bán vội với giá chỉ 1,7 tỷ.
“Bị thua lỗ, tôi cũng tiếc của, có nói vài câu trách bạn. Bạn bảo ai muốn thế, bạn còn tổn thất nhiều hơn. Sau đợt ấy, tình cảm của chúng tôi xa cách, không còn được như xưa”, chị Hằng kể.
Cần lưu ý gì khi mua chung đất?
Góp vốn mua chung đất với bạn bè, người quen có thể giảm bớt gánh nặng tài chính, mang về lợi nhuận cao, song cũng kèm theo những rủi ro có thể dẫn đến mất tiền, mất bạn.
Theo chuyên gia pháp lý, khi góp vốn, nhà đất sẽ thuộc sở hữu chung nên không ai có toàn quyền đưa ra quyết định. Nếu một bên muốn chuyển quyền sử dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác thì phải được sự đồng ý của những người góp vốn còn lại.
Việc phát sinh mâu thuẫn, kiện tụng giữa những người đồng sở hữu mảnh đất rất dễ xảy ra khi các bên không tìm được tiếng nói chung.
Bên cạnh đó, những người góp vốn mua chung đất thường có mối quan hệ quen biết hoặc thân tình. Không hiếm trường hợp không có sự rõ ràng về pháp lý khi đầu tư chung, ví dụ không có giấy tờ chứng minh tỷ lệ góp vốn, chỉ để một người đứng tên sổ đỏ... dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Vì vậy, khi đầu tư đất chung, không chỉ cần tin tưởng nhau, các bên cần có sự thỏa thuận rõ ràng thể hiện trên giấy tờ về tỷ lệ góp vốn, đứng tên trên sổ đỏ... Pháp luật không có quy định về việc bắt buộc lập thành văn bản hay công chứng, chứng thực hợp đồng (thỏa thuận) góp tiền mua bất động sản. Tuy nhiên, những người góp vốn vẫn nên làm văn bản thỏa thuận rồi công chứng, chứng thực, tránh giao kèo miệng.
Trường hợp các bên phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, các giấy tờ liên quan đến giao dịch sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên đối với phần vốn đã đóng góp.

Giá đất Đông Anh “sốt xình xịch”, có nên mua?

(Kiến Thức) - Trong vòng chưa đầy 8 năm từ 2010, giá đất Đông Anh trải qua giai đoạn sốt, rồi đóng băng và hiện giờ nóng trở lại khiến nhiều người muốn xuống tiền mua. Tuy nhiên, những câu chuyện đáng tiếc khi xưa vẫn trở thành nỗi khiếp sợ của không.

Thông tin sắp lên Quận của huyện Đông Anh chính là cú thúc mạnh mẽ nhất khiến cho "cò" đất vin vào để "hét" giá đất Đông Anh tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, khảo sát của Kiến Thức cho thấy, không có quá nhiều người tìm mua đất Đông Anh và đất tại đây cũng không khan hiếm như tin đồn. Nhiều người được hỏi còn cho biết sẽ không mua thời điểm này vì đã được nghe đến quá nhiều bài học đau xót trước đó.
Thực tế cho thấy vào những năm 2010 ở Đông Anh cũng đã chứng kiến cơn sốt đất rần rần. Sau khi thông tin dự án xây cầu Nhật Tân, Đông Trù rộ lên, nhiều người đã đổ về Đông Anh để săn lùng mua đất khiến "cò. Đỉnh điểm trong cơn sốt lúc bấy giờ, có những mảnh đất có giá lên tới 100 triệu đồng/m2. Nhưng một thời gian ngắn sau giá đất chững lại khiến nhiều người vỡ mộng.

Với một tỷ đồng tiết kiệm, sau tết tôi có nên đầu tư đất nền?

Tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hiện tôi có khoản tiền nhàn rỗi khoảng 800 triệu đến một tỷ đồng. Với số tiền trên, tôi có nên đầu tư đất nền?

Anh Tạ Vinh Quang (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, anh đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hiện anh có khoản tiền nhàn rỗi khoảng 800 triệu đến một tỷ đồng. “Với số tiền tối đa khoảng một tỷ, tôi có nên đầu tư đất nền?” – anh Quang băn khoăn nói.

Anh Quang nói thêm, anh có số tiền 500 triệu đồng gửi ngân hàng từ trước, sau một năm cày cuốc cuối năm vừa rồi hai vợ chồng tiết kiệm thêm được ba trăm triệu đồng. Sau khi gom góp các khoản hiện anh có tổng tối đa khoảng một tỷ đồng.

Cổ nhân nói "Có tiền đừng mua đất ven sông", vì sao lại như vậy?

Người xưa có những lý giải bất ngờ về việc lựa chọn nơi an cư lạc nghiệp.

Khi khoa học công nghệ chưa phát triển, con người thường dựa vào việc quan sát, trải nghiệm để đưa ra những tổng kết lưu truyền lại cho con cháu. Câu "Có tiền đừng mua đất ven sông" là một trong số đó.

Câu nói này ẩn chứa thông điệp gì? Vì sao có tiền lại không nên mua đất ở ven sông?

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.