Cổ nhân nói "Có tiền đừng mua đất ven sông", vì sao lại như vậy?

Người xưa có những lý giải bất ngờ về việc lựa chọn nơi an cư lạc nghiệp.

Khi khoa học công nghệ chưa phát triển, con người thường dựa vào việc quan sát, trải nghiệm để đưa ra những tổng kết lưu truyền lại cho con cháu. Câu "Có tiền đừng mua đất ven sông" là một trong số đó.

Câu nói này ẩn chứa thông điệp gì? Vì sao có tiền lại không nên mua đất ở ven sông?

Co nhan noi

Theo quan niệm của người xưa, người mua đất thường rơi vào hai trường hợp. Một là chọn nơi tốt làm nhà cửa, mục đích an cư lạc nghiệp. Hai là mua đất để trồng trọt, tạo ra lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Thời xưa, con người chủ yếu sống dựa vào nghề nông, tự cung tự cấp, tự trồng trọt và chăn nuôi tạo ra lương thực thực phẩm để nuôi gia đình, tích trữ phòng trường hợp thiên tai địch họa khó khăn.

Ven sông có thể là nơi lý tưởng cho canh tác nông nghiệp vì cung cấp nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên, vùng đất này có nhược điểm là đất thấp.

Trong khi đó, việc quy hoạch đê điều, trị thủy ở thời xưa gặp rất nhiều cản trở do khoa học công nghệ chưa phát triển, sức lực con người thì có hạn. Tình trạng ngập úng vẫn thường xuyên xảy ra. Ứng phó với tình trạng thiên tai, lũ lụt luôn là vấn đề nan giải ở thời điểm đó.

Co nhan noi

Khi gặp cảnh mưa bão liên tục, nước sông dâng cao, đê điều không thể cản nước lũ, đồng ruộng ven sống sẽ bị ngập úng, mùa màng bị phá hủy, người nông dân chịu thất bát. Công sức bỏ ra đều bị cuốn trôi, tương lai có nguy cơ không đủ lương thực.

Sau một trận lũ lớn, lương thực mất, nhà cửa của người dân cũng bị cuốn trôi. Cuộc sống của họ rơi vào tình cảnh khó khăn, mất nhà lại không có cái ăn. Vì vậy đất ven sông được coi là nơi không an toàn, bền vững nếu muốn cuộc sống ổn định, bình an. 

Ngoài ra, nhà ven sông thường có độ ẩm cao, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến người xưa không chuộng việc mua đất ven sông.

Co nhan noi

Tất nhiên, khi khoa học hiện đại phát triển, xã hội có nhiều thay đổi, quan niệm về việc lựa chọn đất đai của con người cũng có sự thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, khi mua đất, chúng ta đều phải xem xét kỹ, tránh những vùng đất quá thấp trũng, dễ bị ngập úng để xây nhà, tránh rủi ro ngập úng hay sạt lở, sụt lún.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Đời người có một việc nhất định phải tránh, mới bảo toàn được phúc đức

Một người thông minh, khi có được, hãy học cách trân trọng, khi mất đi hãy học cách cảm ơn.

Không buông xuống được

Doi nguoi co mot viec nhat dinh phai tranh, moi bao toan duoc phuc duc

“Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi”, nghĩa là gì?

Người xưa có 1 câu nói rất nổi tiếng rằng: Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi.

“Bay muoi ba, tam muoi tu, Diem Vuong khong moi ma tu di”, nghia la gi?Đầu tiên hãy nói về số 73. Chu kì tuần hoàn thời gian tính là 10, cái này chính là cái mà người xưa gọi là 10 thiên can, được phân thành: Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh (7), tân (8), nhâm (9), quí (10).

“Bay muoi ba, tam muoi tu, Diem Vuong khong moi ma tu di”, nghia la gi?-Hinh-2

Giáp là khởi đầu của vạn vật, đối với quí là kết thúc của vạn vật, đối với quí thì vạn vật trở nên vô hình, đây là một chu kỳ thực thi của thời gian.

Cổ nhân dạy: Chỉ cần có 3 ''báu vật'' này, chắc chắn sống hạnh phúc

Cổ nhân dạy: Gốc rễ căn bản làm người, xử thế, chính là làm người nhân từ, biết tiết kiệm, khiêm nhường không tranh với người.

Những người sống ở đời, nếu làm chuyện ác, có thể họa chưa tới nhưng phúc đã rời xa. Làm người hãy nhân từ, tuy phúc chưa đến, nhưng họa đã rời đi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới