Khi các nhà mạng viễn thông… hành “thượng đế” méo mặt?

(Kiến Thức) -Trong suốt một năm Chính phủ cho lùi thời gian có hiệu lực với các thuê bao di động đăng ký trước ngày Nghị định 49 có hiệu lực, các nhà mạng làm gì để rồi khi “nước đến chân” mới hối thúc khách hàng cập nhật thông tin khiến các “thượng đế”… méo mặt.

Trong giới kinh doanh, khách hàng luôn là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự sống còn, thành bại của doanh nghiệp. Bởi vậy, không phải bỗng dưng mà người Nhật gọi khách hàng là “Thượng đế”, người Trung Quốc ví khách hàng như “Thần tài”, còn người châu Âu xem khách hàng như là “Vua”.
Ngay trong giới kinh doanh Việt Nam, nhiều người lấy câu “Khách hàng là Thượng đế” để làm slogan trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ít doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông (gọt tắt là nhà mạng) tại Việt Nam đang khiến chính “Thượng đế” của mình phải méo mặt khi chính khách hàng phải cập nhật thông tin cá nhân trên thuê bao di động trong tình cảnh…“nước đến chân mới nhảy”.
Theo quy định tại Nghị định số 49/2017 có hiệu lực từ ngày 24/4/2017, ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ.
Điểm giao dịch phải kê bàn ra ngoài vỉa hè để kịp phục vụ khách hàng.
Điểm giao dịch phải kê bàn ra ngoài vỉa hè để kịp phục vụ khách hàng. 
Phải thừa nhận, việc cập nhật thông tin thuê bao di động sẽ tạo cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và đúng qui định là vô cùng cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ quyền lợi người mỗi người dân, nhất là trong bối cảnh dịch vụ viễn thông di động đang có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi hoạt động của nền kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc cập nhật ảnh chân dung của chủ thuê bao là không cần thiết, thêm phiền hà thủ tục cho các khách hàng. Dù không cảm thấy hài lòng với quy định trên nhưng khi quy định đã có hiệu lực pháp lý phải chấp hành để tiếp sử dụng dịch vụ.
Vậy sáng kiến yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao từ đâu mà có? Như giải thích của bà Lê Thị Ngọc Mơ, Cục phó Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) thì “Khi xây dựng và triển khai Nghị định 49, chính các doanh nghiệp viễn thông di động đã có sáng kiến yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao để lưu lại, phục vụ khâu hậu kiểm. Việc chụp ảnh chân dung là nhằm tăng tính xác thực khi khó nhận biết qua CMND do người đăng ký thuê bao mới hoặc người cần bổ sung thông tin mang đến có đúng là của người đăng ký thuê bao hay không?”.
Dư luận cho rằng, đề xuất cập nhật ảnh chân dung của các nhà mạng chỉ để tăng tính xác thực là không cần thiết và khiến khách hàng thêm lại thêm nỗi lo lộ lọt thông tin cá nhân… Bởi trong chứng minh thư, thẻ căn cước đều đã có ảnh của khách hàng. Hơn nữa, hiện nay, kể cả các ngân hàng, người ta cũng chỉ cần chứng minh thư, thẻ căn cước của khách hàng là đủ độ tin cậy có thể thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền thì có thể thấy chính các nhà mạng đang tự làm khó cho họ và chính khách hàng của họ.
Nếu coi “khách hàng là thượng đế” các nhà mạng đã không khiến các “thượng đế” của họ vào tình cảnh mệt mỏi phiền phức khi hết lần này đến lần khác phải tìm đến nhà mạng chỉ để cập nhật thông tin cá nhân.
Nếu các nhà mạng thực sự xem “khách hàng là thượng đế” thì trong suốt thời gian, Chính phủ tạo điều kiện cho lùi lại với những thuê bao đăng ký trước ngày 24/7/2017, các nhà mạng đã cử nhân viên đến với khách hàng để cập nhật thông tin cá nhân “giúp các thượng đế” hoặc đẩy mạnh thông báo để các khách hàng biết để cập nhật thông tin theo quy định chứ không phải đến giờ áp chót, khách hàng mới thảng thốt chạy đến các phòng giao dịch, chen chúc nhau để cập nhật thông tin.

Dù để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể cập nhật thông tin qua các ứng dụng di động, website hoặc gửi mail về bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng. Tuy nhiên, do số lượng lớn người truy cập dẫn đến tình trạng chập chờn khiến khách hàng thêm mệt mỏi khi phải liên tục truy cập để cập nhật thông tin.

Hiện cả nước có khoảng 120 triệu thuê bao di động. Trong đó, có khoảng 38 triệu thuê bao trong số đó phải cập nhật thông tin, ảnh chân dung do chưa có thông tin đầy đủ. Nghĩa là số thuê bao của họ đang đứng tên người khác. Khi một trong 38 triệu thuê bao không đứng tên mình đồng nghĩa với việc một khách hàng nào đó sẽ là chủ số thuê bao mà họ không sử dụng, không biết đến.Vậy 38 triệu thuê bao chưa có thông tin đầy đủ xuất phát từ nguyên nhân gì?
Trên thực tế, trong số 38 triệu thuê bao có thông tin đăng ký chưa chính xác có không ít thuê bao xuất phát từ việc chính các nhân viên nhà mạng lấy số CMTND khách hàng để kích hoạt sim bán cho người khác mà không cần có người thực đến đăng ký sử dụng dịch vụ. Những sim kích hoạt sẵn từ thông tin cá nhân người khác hiện nay còn rất nhiều khiến những người sở hữu thuê bao phải vất vả đi cập nhật lại thông tin mà những người chủ sim “ma” ấy cũng canh cánh nỗi lo số thuê bao mà họ vô tình bị lấy trộm thông tin cá nhân đăng ký được người sở hữu sử dụng vào mục đích xấu như đe dọa, tống tiền…mà họ không hay biết.
Là doanh nghiệp kinh doanh, không một nhà mạng nào muốn mất đi khách hàng của mình nhưng theo quy định tại Nghị định 49, ngày 24/4/2018 là mốcdoanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định này. Với các thuê di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Đồng thời, thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Như vậy, nếu sau thời hạn trên, nhiều thuê bao di động chưa chấp hàng, nhà mạng sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng mà chính họ đã bằng nhiều chiêu trò như kích hoạt sim sẵn mới có được. Nhưng quan trọng hơn, chính các nhà mạng đang làm mất đi uy tín của mình trong mắt các “thượng đế” khi trong suốt một năm dài đủng đỉnh, đến giờ “nước dâng nửa đê mới vội vã hô hào hàng chục triệu khách hàng vượt sông” khiến các “thượng đế” méo mặt để cập nhật thông tin của chính họ.
Khi “khách hàng không còn là thượng đế” thì tất nhiên họ sẽ không tin dùng những dịch vụ từ chính các nhà mạng gây mất niềm tin.

Ngừng toàn bộ khuyến mại di động tới đầu 2017

Theo thông tin từ Bộ TT&TT, các nhà mạng đã dùng hết số ngày khuyến mại di dộng của năm 2016 nên sẽ không có ưu đãi nạp thẻ cho tới đầu năm 2017.

Cụ thể, theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), mỗi doanh nghiệp viễn thông có 90 ngày để cung cấp khuyến mại cho người dùng nạp thẻ trong một năm và tất cả các nhà mạng di động đều đã dùng hết lượng ngày khuyến mại di động này.

Hàng loạt nhà mạng sụt giảm mạnh doanh thu từ dịch vụ di động

Sau khi Thông tư 47 của Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực (ngày 1-3-2018), hàng loạt các nhà mạng đều sụt giảm mạnh doanh thu trong quý 1 năm nay do bị siết chặt các chương trình khuyến mại.

Sau khi Thông tư 47 của Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực (ngày 1-3-2018), hàng loạt các nhà mạng đều sụt giảm mạnh doanh thu trong quý 1 năm nay do bị siết chặt các chương trình khuyến mại cho thuê bao trả trước (giảm mức khuyến mại từ 50% xuống còn 20%).

Bổ sung ảnh chủ SIM di động: Có thể sử dụng ảnh CMND

Đây là thông tin chỉ đạo mới nhất từ Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trong việc thực hiện Nghị định 49 về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước.

38 triệu thuê bao di động cần đăng ký lại thông tin

Đọc nhiều nhất

Tin mới